TTCK đảo chiều đến chóng mặt: Nhà đầu tư làm gì để quản trị rủi ro?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước những cú đảo chiều đến “chóng mặt”, đặc biệt phiên giao dịch ngày 22/4 thị trường đã có một phiên giảm điểm mạnh (-3,2%), khiến tâm lý các nhà đầu tư tỏ ra bất an. Vậy, NĐT cần làm gì để có thể quản trị rủi ro?

“Chóng mặt” trước những cú đảo chiều

Đỉnh điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, thị trường đã có một phiên giảm điểm rất mạnh (-3,2%), đây là phiên giảm mạnh nhất của thị trường kể từ phiên 8.2 (-3,9%).

Thị trường đảo chiều liên tục khiến nhiều nhà đầu tư "chóng mặt"

Thị trường đảo chiều liên tục khiến nhiều nhà đầu tư "chóng mặt"

Chỉ số mở cửa trong sắc đỏ và giao dịch dưới mốc tham chiếu với thanh khoản khá ảm đạm thể hiện tâm lý chủ động đứng ngoài thị trường của nhà đầu tư.

Tại phiên giao dịch 23/4, chốt phiên sáng, VN-Index giảm hơn 5,57 điểm xuống 1.222 điểm. Trong phiên, chỉ số đảo chiều liên tục. Độ rộng thị trường vẫn tiêu cực với 280 mã giảm, 118 mã tăng và 50 mã đứng giá. 

Theo nhận định của những NĐT có kinh nghiệm, nhà đầu tư cần rất cẩn trọng mua/bán ở nhịp này bởi lẽ thị trường đang trong giai đoạn chưa rõ xu hướng sẽ ra sao. Việc vội vàng bắt đáy hay vội vàng bán tháo đều có thể khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái chạy nháo nhào theo từng nhịp tăng/giảm của thị trường.

Lời khuyên dành cho nhà đầu tư thời điểm này đó là nên cẩn trọng trong các giao dịch mua/bán 

Lời khuyên dành cho nhà đầu tư thời điểm này đó là nên cẩn trọng trong các giao dịch mua/bán 

Điều cần làm bây giờ là nhà đầu tư nên bình tĩnh suy xét lại danh mục của mình xem cổ phiếu nào còn tiềm năng để nắm giữ dài hạn, cổ phiếu nào không còn đảm bảo tiêu chí đầu tư ban đầu... Việc tái cơ cấu khi điều kiện thị trường thay đổi sẽ giúp tài khoản nhà đầu tư ổn định hơn.

Lý giải về thị trường “trồi sụt” trong những phiên giao dịch vừa qua, ông Phạm Tuấn Việt, Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư cho rằng, thị trường đã có một phiên điều chỉnh mạnh ngày 22/4 sau khi HPG tổ chức Đại hội cổ đông và hé lộ kết quả kinh doanh quý I tốt, áp lực chốt lời sau khi CP này đã tăng khoảng 30% trong vòng 2 tuần kéo theo áp lực chốt lời các mã trụ (VN30) trên diện rộng.

Có thông tin cho rằng thị trường giảm điểm là việc cơ cấu của 03 quỹ ETF (SSIAM VNX50, SSIAM VNFIN LEAD và SSIAM VN30), tuy nhiên đây chỉ là chất xúc tác, bởi sau một quãng tăng dài, NĐT “no nê” với thành quả nên việc chốt lời có thể diễn ra bất cứ lúc nào.

Cũng theo ông Việt, thị trường đi vào cuối mùa báo cáo tài chính, các mã cổ phiếu sẽ phân hóa mạnh do KQKD, nên NĐT nên tinh gọn danh mục, tranh thủ các nhịp hồi để tái cơ cấu đưa danh mục về những mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý 1/2021.

Theo ông Việt, có 3 lưu ý dành cho nhà đầu tư thời điểm này

Theo ông Việt, có 3 lưu ý dành cho nhà đầu tư thời điểm này

“Thị trường trong tháng 5 sẽ bước vào vùng trũng thông tin nên khả năng cao sẽ đi ngang (sideway)” – ông Việt nói.

NĐT cần làm gì để có thể quản trị rủi ro?

Trước những cú đảo chiều mạnh như vậy, ông Phạm Tuấn Việt cho rằng NĐT cần lưu ý với 3 tình huống sau:

Thứ nhất, NĐT tranh thủ các nhịp hồi để tái cơ cấu đưa danh mục về những mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý 1/2021, tối đa không quá 06 mã mỗi danh mục.

Thứ hai, nếu lỡ mua đỉnh các cổ phiếu vốn hóa vừa (midcap) đã tăng nóng trong thời gian qua, nên dứt điểm cắt lỗ để cơ cấu danh mục.

Thứ ba, cần hạ tỉ trọng margin khi thị trường đi hết mùa BTCT quý 1 (30/4/2021)”.

Còn theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực bán tháo mạnh mẽ trong phiên 22/4 cho thấy tâm lý chủ động thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ đang đến gần. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng đang rơi vào tình trạng thiếu hụt thông tin hỗ trợ để giúp chỉ số tạo đà hồi phục.

Trong bối cảnh hiện tại, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ tiền mặt và chờ đợi bức tranh rõ ràng hơn từ kinh tế vĩ mô thế giới cũng như trong nước để xác định rõ ràng xu hướng thị trường trong nửa cuối năm 2021.

Tại sao NHNN khống chế chi loại tiền mệnh giá 500.000 đồng?

Riêng loại tiền 500.000 đồng tỷ lệ chi ra lưu thông không vượt quá 60% giá trị của mỗi khoản chi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN