Tổng giám đốc chứng khoán FPT bất ngờ bán ra lượng cổ phiếu lớn với giá sàn
Trên thị trường, cổ phiếu FTS ghi nhận nhịp chỉnh mạnh sau thời gian tăng mạnh lên đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Điệp Tùng, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán FPT đã báo cáo hoàn tất bán hơn 1,6 triệu cổ phiếu FTS. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thoả thuận trong phiên 23/7/2024.
Thị trường cùng phiên ghi nhận lượng giao dịch cổ phiếu FTS thông qua thỏa thuận bằng đúng lượng ông Tùng bán ra, giá trị hơn 59 tỷ đồng tương ứng giá bình quân 35.700 đồng/cp – tương đương mức giá sàn.
Sau giao dịch, vị Tổng Giám đốc giảm sở hữu tại FPTS từ 7,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,33%) xuống còn 5,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,79%).
Về tình hình kinh doanh quý 2/2024, FPTS ghi nhận doanh thu hoạt động 305 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 190 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 13% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của CTCK này tăng 38% lên 604 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, LNTT đạt 381 tỷ, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Nguyễn Điệp Tùng, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán FPT
Trên thị trường, cổ phiếu FTS ghi nhận nhịp chỉnh mạnh sau thời gian tăng mạnh lên đỉnh lịch sử. Chốt phiên 24/7, FTS đạt 38.300 đồng/cp, giảm mạnh khoảng 21% sau 1 tháng song vẫn tăng hơn 20% so với đầu năm.
Phiên hôm nay, FTS tăng đầu phiên, sau đó cắm đầu lao dốc và đảo chiều ở những phút cuối giao dịch. Diễn biến đảo chiều cuối phiên tương đồng với diễn biến của Vn-Index.
Trong phiên hôm nay, thị trường chứng khoán mở cửa trong sắc đỏ. Lực bán gia tăng mạnh dần khiến chỉ số chính bị dìm dưới mốc tham chiếu. Hầu hết các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều gặp phải áp lực bán mạnh. Có thời điểm, VN Index rớt khỏi mốc 1.220 điểm trước áp lực bán tháo từ khối nội.
Sang phiên chiều, chứng kiến khối ngoại vẫn miệt mài gom hàng, nhà đầu tư nội “quay xe” mua vào. Nhờ vậy, bảng điện dần chuyển xanh với số mã tăng được nới rộng đáng kể so với mã giảm, từ đó kéo chỉ số kết phiên với số điểm tăng.
VN-Index cuối phiên tăng chưa tới 7 điểm, vẫn nằm dưới mốc 1240 điểm, nhưng cả trăm cổ phiếu tăng trên 1% so với tham chiếu và đạt biên độ phục hồi 2-5% so với giá thấp nhất.
Kết quả phiên giao dịch ngày 24/7, VN-Index tăng 6,66 điểm (0,54%) lên 1.238,47 điểm. HNX-Index tăng 1,58 điểm (0,67%) đạt 236,17 điểm, UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,14%) đạt 94,53 điểm.
Thị trường đảo chiều ngoạn mục cuối phiên
Thanh khoản tiếp tục lao dốc so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch chỉ còn hơn 20,4 nghìn tỷ đồng. Sàn HOSE ghi nhận 259 mã tăng, 177 mã giảm và 69 mã đi ngang.
GVR nới rộng đà tăng trong phiên chiều và đóng cửa trong sắc tím trần. Mã này duy trì vai trò là công thần lớn nhất thị trường khi mang về cho Vn-Index 2,17 điểm. Ở chiều ngược lại, HVN lấy đi của Vn-Index 0,48 điểm.
Nhà đầu tư ngoại mua ròng 405 tỷ đồng trên sàn HoSE. Đây là phiên mua ròng thứ 4 của khối ngoại trong 6 phiên giao dịch gần đây.
Theo các chuyên gia, thị trường có thể chứng kiến nhịp hồi để kiểm định lại mức 1.240 điểm của VN-Index trong vài phiên tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng. Mặc dù vậy, nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng quá bán nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật. Chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm mạnh cho thấy các nhà đầu tư đã bi quan hơn. Mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index là vùng 1.200 – 1.210 điểm.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung hạ từ mức trung tính xuống giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể giảm tỷ trọng cổ phiếu và ưu tiên tiền mặt cao hơn. Đồng thời, các nhà đầu tư nên phòng thủ và không mua mới trong giai đoạn này.
Cây cầu này từng được truyền thông nhiều nước đăng tải và khen ngợi.
Nguồn: [Link nguồn]