Tin vui không đến với "ông lớn" hàng không dù liên tục được giải cứu, đặc cách
Ngày đầu tuần diễn ra không mấy thuận lợi với nhà đầu tư khi VN-Index lao dốc.
Kết phiên giao dịch 27/9, VN-Index giảm 26,18 điểm (1,94%) còn 1.324,99 điểm, HNX-Index giảm 6,62 điểm (1,84%) còn 353,01 điểm. UPCoM-Index giảm 2,31 điểm (-2,36%) xuống 95,76 điểm.
VN-Index giảm 26,18 điểm (1,94%) còn 1.324,99 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh khi áp lực bán xuất hiện "ồ ạt" vào cuối phiên. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.800 tỷ đồng, tăng 12,8% so với phiên trước.
Áp lực bán dâng cao cuối phiên khiến thị trường lần lượt đánh mất các mốc hỗ trợ quan trọng. VN-Index đóng cửa mất hơn 26 điểm, trong đó VN30-Index giảm gần 21 điểm.
Trong đó, MSN giảm đến 5,2%, BVH giảm 3,9%, GVR giảm 3,8%, MWG giảm 3,4%, MBB giảm 2,4%... Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu midcap và smallcap (vốn hóa vừa và nhỏ) đồng loạt giảm sàn như DZM, HHG, VGS, KSH, DDV, PFL...
Ở chiều ngược lại, nỗ lực của VJC, VOS hay SVC không đủ để níu kéo thị trường.
Chốt phiên HVN giảm 1,35% về mốc 25.550 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch hôm nay, ngoại trừ VJC tăng giá bất ngờ 3,2% lên 129.000 đồng và PLX tăng nhẹ thì nhóm VN30 đều giảm khá sâu. MSN giảm mạnh nhất với mức giảm 5,2%; SSI, BVH, TPB lần lượt "xếp" các thứ hạng tiếp theo trong mức giảm.
Nhóm cổ phiếu hàng không hôm nay diễn biến trái chiều. Chốt phiên VJC tăng khá ấn tượng với mốc tăng 3,2% lên mốc 129.000 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 1,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Trong khi đó 2 mã cổ phiếu liên quan đến hai hãng bay là FLC và HVN lại giảm mạnh.
Sẽ có một cuộc đối thoại giữa ngành ngân hàng và toàn bộ các doanh nghiệp hàng không
Chốt phiên FLC giảm tới 5,68% về mốc 10.800 đồng. Mức giảm hấp dẫn này đã thu hút được lượng lớn nhà đầu tư mua vào với tổng khối lượng giao dịch hơn 28,2 triệu cổ phiếu. Đến cuối phiên còn dư mua hơn 7,1 triệu cổ phiếu trong khi chỉ dư bán hơn 270,7 nghìn cổ phiếu.
Tương tự cổ phiếu HVN của hãng hàng không Vietnam Airlines hôm nay cũng giảm tương đối. Chốt phiên HVN giảm 1,35% về mốc 25.550 đồng/cổ phiếu.
Liên quan tới việc "giải cứu" các hãng hàng không, Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết cuối tháng 9 sẽ có một cuộc đối thoại giữa ngành ngân hàng và toàn bộ các doanh nghiệp hàng không để chia sẻ và tìm cách tháo gỡ những khó khăn về vốn, bàn về một gói tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
Mục đích của buổi gặp gỡ nói trên là tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng tư nhân, trong bối cảnh từ đầu năm 2020 đến nay, toàn bộ máy bay gần như nằm im dưới mặt đất do thực hiện giãn cách phòng chống COVID-19.
Còn riêng hãng hàng không Quốc gia, mới đây Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa gửi kiến nghị tới Thủ tướng tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp ngày 26/9 cho phép xem xét doanh nghiệp này là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) trong giai đoạn ngắn có thể âm vốn chủ sở hữu.
Hãng hàng không quốc gia cũng kiến nghị Chính phủ cho chủ trương xây dựng gói giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho doanh nghiệp cùng với đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 120, Nghị định 155/2020, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc nếu "Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tục; tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp; vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét".
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Vietnam Airlines lỗ ròng hợp nhất 8.421 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30/6/2021 là 17.772 tỷ đồng. Điều này khiến cho hãng hàng không quốc gia âm vốn chủ hơn 2.750 tỷ đồng.
Trước đó, riêng đối với Vietnam Airlines, Chính phủ đã cho phép các ngân hàng thương giải ngân khoản vay 4.000 tỷ đồng lãi suất tái cấp vốn 0% bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nguồn: [Link nguồn]
Với quy mô vốn hoá hơn 51.600 tỷ đồng, SHB là một trong những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất trên HNX.