Tin đồn xấu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị phát tán: Cổ phiếu hai chủ nợ lớn nhất của FLC "chịu liên đới"

Nhận định về phiên giao dịch ngày 29/3, các công ty chứng khoán đưa ra các ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, việc thị trường giảm thêm có thể là cơ hội để mua vào cổ phiếu, nhất lả các mã bluechip.

Phiên giao dịch chứng khoán đầu tuần đã được giao dịch với tâm lý tương đối tiêu cực khi áp lực bán liên tục áp đảo khiến các chỉ số chìm sâu trong sắc đỏ.

Với các thông tin lộn xộn trái chiều liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, nhà đầu tư đang đào bới báo cáo tài chính để tìm hiểu các khoản vay từ các ngân hàng liên quan. Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết vẫn đang trong nhịp điều chỉnh và nhà đầu tư lại có thêm lý do để lo ngại. Khá nhiều mã nhóm này đã giảm liên tục 3-4 phiên như CTG, MBB, LPB, TCB, ACB.

Thị trường CK giảm điểm hàng loạt trước những tin đồn liên quan họ FLC

Thị trường CK giảm điểm hàng loạt trước những tin đồn liên quan họ FLC

Đặc biệt, sự hoảng loạn của đám đông trước “tin đồn” khiến khối lượng chất bán giá sàn ở mức cao kỷ lục. Cụ thể, tổng khối lượng cổ phiếu dư bán sàn khi đóng cửa của các mã "nhà FLC" lên tới hơn 158 triệu đơn vị.

Đà bán lan rộng sang nhiều cổ phiếu bất động sản khiến ngành này chìm trong sắc đỏ, trong đó các mã đầu cơ như DIG, HQC, LDG, VPH, QCG đều giảm kịch khung 6,8 - 7%. Riêng cổ phiếu HQC cũng dư bán sàn khối lượng lớn với gần 12,7 triệu đơn vị.

Thậm chí, hai cổ phiếu nhà băng là chủ nợ lớn nhất của FLC cũng liên đới giảm sâu. Tính đến ngày 21/12/2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là bên cho vay lớn nhất với tổng dư nợ đạt hơn 1.840 tỷ đồng, theo sau là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với 1.747 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên hôm nay, STB và BID là hai mã giảm sâu nhất trong rổ VN30 với tỷ lệ mất giá là 5,3% và 4,3%. Với mức vốn hóa lớn, cổ phiếu của BIDV trở thành là gánh nặng lớn nhất của thị trường trong phiên hôm nay. Riêng mã này đã lấy đi gần 2,4 điểm của VN-Index.

Dự báo chứng khoán ngày 29/3, các công ty chứng khoán cho rằng nhiều khả năng thị trường sẽ hồi phục trở lại và dòng tiền có cơ hội dịch chuyển sang cổ phiếu bluechip.

Theo đó, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng với diễn biến trong phiên hôm nay, một số cổ phiếu nhóm tài chính ngân hàng cũng chịu "hiệu ứng" bán theo. Điểm tích cực là thanh khoản được đẩy lên mức cao, cho thấy dòng tiền vẫn tìm cơ hội ở nhóm cổ phiếu khác. Việc nhóm cổ phiếu smallcap đang gặp đỉnh cũ cùng diễn biến trong phiên hôm nay, đây cũng là cơ hội để dòng tiền có thể quay lại nhóm cổ phiếu bluechips khi báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 sắp được công bố sắp tới.

Với tâm lý lạc quan hơn, Công ty Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS) cho rằng thị trường chịu ảnh hưởng bởi tin tức tiêu cực trong phiên hôm nay đã dẫn đến áp lực bán trong kịch bản tích cực, trong phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có thể ngay lập tức hồi phục trở lại để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Nhưng trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể đánh mất vùng hỗ trợ kể trên để lui về các vùng giá thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. 

Tuy nhiên, trong bất kỳ kịch bản nào, nhà đầu tư nếu đã tham gia mua vào trong vùng hỗ trợ 1.425-1.450 điểm có thể tiếp tục nắm giữ. Nếu thị trường rơi mạnh về vùng hỗ trợ kể trên sẽ là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Thực hư thông tin Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng?

Thông tin trên đã ngay lập tức tác động đến các cổ phiếu họ FLC.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN