Tiền gửi ngân hàng sụt giảm, người dân đang mang tiền đầu tư vào đâu?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trái với mỗi khi bắt đầu kỳ nghỉ lễ, hôm nay nhà đầu tư đã gạt đi tâm lý thận trọng và dồn tiền vào một số nhóm đang có nhiều sức sút.

Đóng cửa phiên giao dịch 1/9, VN-Index tăng 3,18 điểm (0,24%) lên 1.334,65 điểm, HNX-Index tăng 0,18% lên 343,42 điểm, UPCoM-Index tăng 0,26% lên 94,01 điểm.

VN-Index tăng 3,18 điểm (0,24%) lên 1.334,65 điểm.

VN-Index tăng 3,18 điểm (0,24%) lên 1.334,65 điểm.

Thanh khoản được đẩy lên cao cũng là nhân tố hỗ trợ cho đà tăng của chỉ số. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt gần 29.200 tỷ đồng, tương đương 967 triệu đơn vị cổ phiếu được giao dịch.

Bất chấp tâm lý giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ lễ 2/9, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn kết phiên trong sắc xanh nhờ động lực dẫn dắt chính từ nhóm hóa chất và bất động sản.

Theo đó GVR, VHM và POW là bộ 3 dẫn dắt thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 1,4; 0,5 và 0,3 điểm.

Ở chiều ngược lại, MSN, GAS và PDR tác động tiêu cực nhất tới VN-Index.

Có thể thấy thanh khoản hồi phục mạnh trong tháng 8 khi định giá thị trường đã trở về mức hấp dẫn hơn. Theo thống kê, giá trị giao dịch bình quân toàn sàn tăng 15,3% so với tháng trước lên 30.177 tỷ đồng. Riêng thanh khoản tại HOSE tăng 23,4% và là tháng có thanh khoản lớn thứ hai trong lịch sử, chỉ sau tháng 6/2021.

Nhà đầu tư đang "ưu ái" kênh đầu tư cổ phiếu thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

Nhà đầu tư đang "ưu ái" kênh đầu tư cổ phiếu thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

Trong khi đó, tiền gửi của dân cư tới hệ thống ngân hàng là đang trên đà giảm. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm tiền gửi của cư dân ghi nhận ở mức 5,3 triệu tỷ đồng, tăng 2,94% so với cuối năm trước. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi dân cư thấp nhất trong 10 năm qua. Điều này cho thấy dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng đã chậm lại thời gian qua.

Dòng tiền dân cư có xu hướng chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán hay bất động sản thay vì lựa chọn gửi ngân hàng. Báo cáo triển vọng nửa cuối năm 2021 của VCBS cũng nhận định doanh nghiệp và người dân sẽ có xu hướng rút tiền khỏi hệ thống, kéo theo áp lực huy động của các ngân hàng.

Theo nhiều chuyên gia phân tích, đợt dịch Covid-19 lần này tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề kinh doanh, nên chứng khoán, với đặc tính là kênh đầu tư có thanh khoản cao, dễ tham gia được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tiền của nhà đầu tư đang nằm trong tài khoản, chỉ chờ thông tin tích cực về dịch bệnh, về mở cửa nền kinh tế là sẽ giải ngân.

Nhà đầu tư đang trong tâm thế quan sát nhiều hơn, nên dòng tiền khó đi lên nhanh và mạnh như trước, nhưng cũng không tiêu cực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN