Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nóng sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất
Về định hướng chính sách, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ. Tăng trưởng có xu hướng giảm, lạm phát có xu hướng tăng cao tại hầu hết các nước.
Ngân hàng Trung ương nhiều nước thời gian qua phải tăng lãi suất làm ảnh hưởng tới nhiều nước khác về nợ công, xuất khẩu, thất nghiệp…
Với Việt Nam, nền kinh tế có quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu và cạnh tranh có hạn, nên một biến động nhỏ trên thế giới cũng có tác động lớn tới tình hình trong nước. Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… có xu hướng bị thu hẹp. Phản ứng chính sách của các nước cũng tác động tới tỉ giá, lãi suất, tín dụng, giá trị đồng tiền… của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh: Trong bối cảnh đó, chúng ta dứt khoát không hoang mang, dao động; cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; chủ động nắm bắt tình hình, giữ vững bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành. Mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.
Về định hướng chính sách, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt bằng các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên. Tích cực hơn nữa, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2%; đẩy mạnh công tác truyền thông, tránh kỳ vọng tiêu cực.
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất
Sau khi Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp và cam kết sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, chứng khoán Mỹ rực lửa. Điều này ít nhiều ảnh hưởng cộng hưởng sang chứng khoán Việt Nam.
Nhóm cổ phiếu bất động sản giảm hàng loạt. Nhiều cổ phiếu lớn cũng lao dốc. Vn-Index đã mất mốc 1.200 điểm khi kết thúc phiên giao dịch sáng.
Tuy nhiên, thị trường đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục ở phiên chiều. Vn-Index lấy lại toàn bộ số điểm đã mất, mốc 1.200 điểm cũng được xác lập lại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/9, VN-Index tăng 4,15 điểm (0,34%), lên 1.214,7 điểm, HNX-Index tăng 0,55 điểm (0,21%) lên 265,64điểm, UPCoM-Index tăng 0,32 điểm (0,36%) đạt 88,55 điểm.
Vn-Index tăng trong phiên giao dịch chiều
Giá trị giao dịch đã cải thiện hơn so với phiên hôm qua nhưng vẫn đứng ở mức thấp, kết phiên chỉ đạt gần 13,4 nghìn tỷ đồng.
GAS là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số khi đem về cho Vn-Index 0,97 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB đã lấy mất đi của Vn-Index 1,05 điểm.
Phiên này, toàn sàn HOSE ghi nhận có 254 mã tăng và 204 mã giảm giá.
Nguồn: [Link nguồn]
Xuất hiện xuyên suốt căn nhà là những khối hình tam giác, mang lại cho công trình vẻ ngoài phá cách, độc đáo.