Theo "con cưng họ Vin", một "ông lớn" ngoại ôm lãi nghìn tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dòng tiền nhập cuộc, tâm lý nhà đầu tư được cải thiện khiến VN-Index được đà tăng điểm.

Kết phiên giao dịch 15/9, VN-Index tăng 6,13 điểm (0,46%) lên 1.345,83 điểm, HNX-Index tăng 2,89 điểm (0,83%) lên 350,75 điểm. UPCoM-Index tăng 0,8 điểm (0,84%) lên 95,81 điểm.

VN-Index tăng 6,13 điểm (0,46%) lên 1.345,83 điểm.

VN-Index tăng 6,13 điểm (0,46%) lên 1.345,83 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 24.700 tỷ đồng.

VN-Index duy trì sắc xanh đến cuối phiên nhờ sắc xanh lan tỏa giữa hầu hết các nhóm ngành.

MSN là điểm nhấn hôm nay khi tăng trần và dư mua trần lượng lớn cuối phiên. PNJ, GAS, POW đều tăng mạnh tạo lực đỡ cho thị trường. Có thể, phiên "lùi" hôm qua đã kích thích dòng tiền mua vào đẩy các cổ phiếu này lên mức cao hơn.

Phía giảm điểm trong nhóm VN30, VCB đứng đầu nhóm giảm giá hôm nay với việc mất 1,2%. VNM, ACB cũng là 2 cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh và giảm giá 1%. 

Chốt phiên VHM tăng 700 đồng/cổ phiếu lên mốc 81.900 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên VHM tăng 700 đồng/cổ phiếu lên mốc 81.900 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VHM hôm nay cũng hồi phục khá tốt sau chuỗi nhiều phiên giảm điểm. Chốt phiên VHM tăng 700 đồng/cổ phiếu lên mốc 81.900 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có gần 9,3 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư trao tay.

Hiện cổ phiếu "họ Vin" vẫn đang trên đà giảm mạnh. Tính chung 1 tháng qua mã này đã mất tới 31,7% giá trị.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa thông báo, Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR) đã hoàn tất bán ra 31,96 triệu cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,5% xuống 4,6% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn.

Giao dịch được thực hiện từ ngày 19/8 đến ngày 14/9 qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Ước tính tại mức giá bình quân trong thời gian diễn ra giao dịch là 108.500 đồng/đơn vị, Viking Asia Holdings đã thu về 3.468 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn trên.

Viking Asia Holdings đã thu về 3.468 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn. Hình minh họa

Viking Asia Holdings đã thu về 3.468 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn. Hình minh họa

Số cổ phần trên đã được nhóm KKR mua thỏa thuận hồi tháng 6/2020 với giá 75.000 đồng/cp. Như vậy so với mức giá khớp lệnh trung bình, Viking Asia Holdings có thể thu về khoản lãi 1.070 tỷ đồng, tương đương hơn 44% chỉ sau một năm nắm giữ.

Trên thị trường, VHM liên tục bị khối ngoại bán ròng trong một tháng gần đây với tổng giá trị lên tới hơn 3.400 tỷ đồng, trùng khớp với động thái của Viking Asia Holding.

Nguồn: [Link nguồn]

Đi vay hơn 1.500 tỷ, công ty Shark Thủy đang kinh doanh ra sao?

Nợ vay cùng chi phí tài chính tăng vọt đã ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp công ty của Shark Thủy trong nửa đầu năm 2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN