Thế Giới Di Động sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi bán lẻ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước áp lực của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, Thế Giới Di Động quyết định tạm dừng mở mới cửa hàng với tất cả chuỗi bán lẻ hiện hữu.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 với doanh thu thuần đạt hơn 32.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 900 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2021, hai chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp lần lượt tăng trưởng 32% và 15%. 

Tuy nhiên, quý III năm trước là thời điểm kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động sụt giảm mạnh vì các phần lớn cửa hàng điện thoại, điện máy thuộc hệ thống phải đóng cửa vì đại dịch. Do đó, dù tăng trưởng so với cùng kỳ, kết quả doanh thu, lợi nhuận của Thế Giới Di Động trong quý III năm nay có thể xem là kém khả quan khi đi xuống so với quý trước đó. 

Sau 9 tháng, lợi nhuận lũy kế của MWG mới hoàn thành 55% chỉ tiêu

Sau 9 tháng, lợi nhuận lũy kế của MWG mới hoàn thành 55% chỉ tiêu

Sau 9 tháng, tổng doanh thu của tập đoàn bán lẻ này đạt gần 103.000 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch kinh doanh năm nay. Tuy nhiên, lợi nhuận lũy kế của doanh nghiệp mới hoàn thành 55% chỉ tiêu khi đạt gần 3.500 tỷ đồng sau 9 tháng.

Tính đến thời điểm 30/9/2022, chuỗi TGDĐ đạt 1.116 cửa hàng (bao gồm 71 cửa hàng TopZone), ĐMX đạt 2.246 cửa hàng, An Khang 259 nhà thuốc, Bách Hoá Xanh 1.727 cửa hàng cùng với 71 cửa hàng cho chuỗi mới (AVA Kids và AVA Sport).

Lên kế hoạch cho quý cuối năm, MWG cho biết sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi (ngoại trừ một số ít cửa hàng thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay), kiểm soát chặt hàng tồn, hạch toán những chi phí phát sinh một lần liên quan đến tái cấu trúc BHX....

MWG cho biết trong quý III, công ty đã hoàn tất hạch toán những chi phí phát sinh một lần liên quan đến quá trình tái cấu trúc của Bách Hoá Xanh. Do đó, lợi nhuận trong quý IV dự kiến sẽ cải thiện so với quý III.

Đáng chú ý, MWG cũng đang tái cơ cấu nợ, cụ thể là chuyển một phần nguồn tài trợ vốn lưu động từ nợ ngắn hạn sang dài hạn. Các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong quý 4 theo Công ty đã được chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền để trả nợ. Còn khoản vay dài hạn mới (đáo hạn vào 2025) đã hoàn tất giải ngân vào cuối quý 3/2022.

Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch 28/10 cổ phiếu MWG ở ngưỡng 53.200 đồng/CP. Có thể thấy giá cổ phiếu MWG hôm nay đang ở mức thấp so với vùng giá lập đỉnh trước đó.

Với vị thế đứng số 1 Việt Nam trong ngành bán lẻ, giá cổ phiếu Thế giới Di động luôn nằm trong TOP của nhóm cổ phiếu bán lẻ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không nằm ngoài đà lao dốc của thị trường chung, cổ phiếu MWG mất 30% giá trị kể từ khi lập đỉnh thời điểm giữa tháng 6/2022.

Trong nửa cuối năm 2022, nhiều nhà đầu tư dự đoán với tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay, Thế giới di động sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Bởi, lạm phát tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, đây là sẽ một bài toán khó cho chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Bách Hóa Xanh.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index chốt phiên lại giảm 0,06%, mất 0,65 điểm. Đà hồi phục của thị trường là khá yếu với cách tăng nhẹ ở đầu phiên và quay đầu ở cuối phiên.

Theo nhận định, trong tuần giao dịch từ 31/10-4/11, quá trình tạo đáy của thị trường chung vẫn cần thêm nhiều thời gian và NĐT tạm thời chỉ nên giao dịch ngắn hạn.

Công ty CK Tân Việt – TVSI nhận định, đa số các cổ phiếu hiện vẫn chưa tạo được vùng đáy vững vàng. Do đó, phiên giao dịch đầu tuần tới thị trường nhiều khả năng chịu áp lực điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn duy trì được sự phân hóa cân bằng. Quá trình tạo đáy của thị trường chung vẫn cần thêm nhiều thời gian và đà hồi phục tốt hiện chỉ đang xảy ra ở một phần nhỏ của thị trường đã tạo đáy thành công.

Công ty CTCK Vietcombank – VCBS đồng thời khuyến nghị, các nhà đầu tư tạm thời chỉ nên giao dịch ngắn hạn và giải ngân một phần cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn ở các cổ phiếu dẫn dắt xu hướng hồi phục, trong đó đáng chú ý nhất là nhóm ngân hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho BĐS, 24% là vốn ngân hàng

Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho BĐS, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%. Vậy, khi lãi suất ngân hàng liên tục lập đỉnh thì thị trường BĐS chịu ảnh hưởng như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN