Thế giới Di động của đại gia Nguyễn Đức Tài thu về bao nhiêu tiền trong 8 tháng qua?

MWG cho biết tốc độ giảm doanh thu của hai chuỗi bán lẻ chính so với cùng kỳ đang liên tục thu hẹp qua các tháng gần đây

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao dốc khi vừa mở cửa phiên giao dịch sáng nay. Sau diễn biến bắt đáy cuối tuần trước, thị trường không phục hồi một cách rõ rệt khi gần như trọn thời gian, độ rộng luôn nghiêng về phía giảm. 

Áp lực bán tháo đã xảy ra trên diện rộng trong phiên chiều khiến hàng trăm mã nằm sàn và các chỉ số đồng loạt lao dốc mạnh. Chỉ số VN-Index bốc hơi khoảng 35 điểm và rơi xuống vùng giá 1.150 – 1.160 điểm, điều được giới phân tích đánh giá là xác suất xảy ra khá thấp.

Điều bất ngờ đã không lặp lại khi lực cầu bắt đáy dường như đã không còn mạnh dạn như phiên cuối tuần trước (ngày 22/9) khiến thị trường đã đóng cửa tại mức giá thấp nhất ngày, về sát mốc 1.150 điểm khi bay gần 40 điểm và thanh khoản không mấy khả quan.

Kết phiên hôm nay 25/9, VN-Index giảm 39,85 điểm (-3,34%), xuống 1.153,2 điểm. HNX Index giảm 11,64 điểm, tương đương 4,19%, còn 231,5 điểm. Upcom Index giảm 2,06 điểm, tương đương 2,27%, còn 88,7 điểm.

Sắc xanh sàn chiếm chủ đạo trên bảng giao dịch điện tử

Sắc xanh sàn chiếm chủ đạo trên bảng giao dịch điện tử

Dù thị trường giảm mạnh nhưng dòng tiền bắt đáy khá khiêm tốn. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 27,3 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 495 mã giảm, trong đó có đến 116 mã giảm sàn. Ngược lại, số mã tăng chiếm chưa đầy 1/10 với 45 mã tăng và 24 mã đi ngang.

NĐTNN vẫn duy trì trạng thái bán ròng trên cả 3 sàn. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 222 tỷ đồng trên sàn HoSE, 90 tỷ đồng trên sàn HNX và 20 tỷ đồng sàn UPCoM.

SSB là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính khi đem về cho Vn-Index 0,32 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC lấy đi của VN-Index 3,22 điểm.

Trong danh sách hơn 116 mã “đo sàn” có sự "góp mặt' của hàng loạt mã CP bất động sản và chứng khoán. Đây là 2 nhóm ngành tăng nóng trong thời gian qua nên nhiều khả năng phần lớn lệnh “xả” bắt nguồn từ động thái chốt lời.

Trái ngược với sự bi quan của khối nội, NĐTNN bất ngờ mua ròng mạnh trên sàn HoSE trong phiên hôm nay, sau chuỗi 5 phiên bán ròng trước đó. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 700 tỷ đồng, tập trung vào các mã như HPG, SSI, VHM, VNM, VCB.

Phiên này, MWG của Thế giới Di động giảm 2,11% còn 51.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu này đã có ba phiên giảm giá liên  tiếp.

Doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài kinh doanh khó khăn

Doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài kinh doanh khó khăn

Liên quan đến MWG, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2023 với doanh thu thuần đạt 76.455 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 57% kế hoạch năm.

Tính riêng tháng 8, MWG đạt 9.965 tỷ đồng doanh thu, giảm 4,3% so với tháng 8/2022 nhưng tăng 1,6% so với tháng 7 trước đó. Công ty tiếp tục không công bố kết quả lợi nhuận.

Xét về cơ cấu theo chuỗi, tổng doanh thu 2 chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 55.100 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 8, doanh thu đạt khoảng 6.800 tỷ, tương đương tháng 7 trước đó.

MWG cho biết tốc độ giảm doanh thu của hai chuỗi này so với cùng kỳ đang liên tục thu hẹp qua các tháng gần đây, từ mức 25% (tháng 6/2023 so với cùng kỳ) xuống còn 13% (tháng 8/2023 so với cùng kỳ).

Cổ phiếu hãng xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến động thế nào sau công bố kết quả kinh doanh?

Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu hãng xe điện VinFast đã điều chỉnh mạnh theo xu hướng giảm sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN