Thaiholdings có Tân Tổng giám đốc ngay ngày đầu năm 2023

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

HĐQT CTCP Thaiholdings (HoSE: THD) quyết định bổ nhiệm ông Phan Mạnh Hùng giữ vị trí Tổng Giám đốc thay ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1/2023.

Ngày 29/12/2022 Thaiholdings đã có quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng từ ngày 1/1 thông qua nguyện vọng cá nhân.

Ông Dũng là lãnh đạo Thaiholdings kể từ ngày 5/7/2021 thay ông Vũ Ngọc Định. Đồng thời ông cũng là thành viên HĐQT công ty.

Ông Phan Mạnh Hùng (tay phải hình nền) được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Thaiholdings từ ngày 1/1/2023

Ông Phan Mạnh Hùng (tay phải hình nền) được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Thaiholdings từ ngày 1/1/2023

Thay thế cho ông Dũng, ông Phan Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc từ ngày 1/1/2023. Bên cạnh đó, ông Phan Mạnh Hùng cũng trở thành người đại diện pháp luật của Thaiholdings.

Ông Phan Mạnh Hùng sinh năm 1978. Ông đã có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán đồng thời liên tục giữ các vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn như: Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán  và Tư vấn Thuế Việt Nam, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tôn Đản.

Ngoài ông Hùng, HĐQT Thaiholdings cũng thông qua quyết định bổ nhiệm ông Ngô Quyết Tiến, giám đốc ban kế hoạch đầu tư giữ vị trí kế toán trưởng của doanh nghiệp này.

Trong năm 2022, nhân sự cấp cao của Thaiholdings liên tục biến động khi doanh nghiệp miễn nhiệm và bổ nhiệm loạt phó tổng giám đốc và cả thành viên HĐQT cùng thành viên ban kiểm soát.

Hồi tháng 9, Thaiholdings quyết định bổ nhiệm bà Vũ Thanh Huệ, giám đốc ban pháp chế vào vị trí phó tổng giám đốc kiêm người phụ trách quản trị công ty kể từ ngày 7/9/2022. 

Ngoài ra, Thaiholdings cũng quyết định thông qua đơn từ nhiệm chức vụ trưởng ban kiểm soát của ông Bùi Lê Quang và bầu bà Nguyễn Thu Vân làm quyền trưởng ban kiểm soát kể từ ngày 1/10/2022. Thành viên còn lại của ban kiểm soát là bà Dư Thị Hải Yến.

Hồi tháng 6/2022, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đã chuyển nhượng toàn bộ 25% cổ phần Thaiholdings theo phương thức thỏa thuận. Từ vị thế cổ đông lớn sở hữu 25% cổ phần Thaiholdings, ông Thụy không còn giữ bất kỳ cổ phiếu nào tại doanh nghiệp do anh trai ông là Nguyễn Văn Thuyết đang làm Chủ tịch HĐQT. Tổng số tiền bầu Thụy nhận được từ thương vụ bán sạch cổ phần tại Thaiholdings lên tới hơn 3.100 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III của Thaiholdings, doanh thu thuần quý III/2022 của doanh nghiệp đạt hơn 765 tỷ đồng, giảm gần 74% so với khoản doanh thu hơn 2.943 tỷ đồng đạt được trong quý III/2021. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Thaiholdings đạt hơn 32 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ.

Hoạt động tài chính không mấy khởi sắc khi doanh thu giảm 15%, đạt hơn 34,7 tỷ đồng. Trong quý III, Thaiholdings đã mạnh tay tiết giảm chi phí. Trong đó chi phí tài chính giảm mạnh n nhất ở mức 90,8%, đạt hơn 21 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm hơn 84%, đạt vỏn vẹn 403 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 26%, đạt 15,8 tỷ đồng.

Chốt quý, Thaiholdings báo lãi sau thuế hơn 39 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ năm 2021.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Thaiholdings lần lượt ghi nhận 3.424 tỷ đồng và 256 tỷ đồng, tương ứng giảm 43% và giảm 46% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Thaiholdings lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 8.880 tỷ đồng, giảm 4,8% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu dự kiến tăng trưởng ở mức tương đương, đạt 1.503 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, mã THD giảm từ đỉnh lịch sử 277.000 đồng (giá cuối năm 2021) về còn 39.000 đồng (kết năm 2022), tương ứng mức giảm 86%. Như vậy, chỉ sau 1 năm, cổ phiếu THD đã giảm tới 238.000 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12/2022, THD dừng ở mức 39.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần giao dịch cuối của năm cũ 2022 vừa qua, thị trường chứng khoán nói chung đều có thanh khoản duy trì ở mức thấp bởi tâm lý “chợ chiều” khi năm tài chính 2022 gần kết thúc. Dường như đây là diễn biến bình thường và nhiều nhà đầu tư đã cảm nhận được trước.

Và, xu hướng sụt giảm thanh khoản trong những ngày cuối năm được các chuyên gia dự báo sẽ vẫn tiếp diễn trong những phiên đầu năm mới 2023.

Xu hướng sụt giảm thanh khoản trong những ngày cuối năm được dự báo sẽ vẫn tiếp diễn. Thị trường đang “mắc kẹt” trong khoảng thời gian dễ gây chán nản, khi sau kỳ nghỉ Tết dương lịch chỉ còn 3 tuần là tới kỳ nghỉ dài của Tết Nguyên đán, đồng thời không có thông tin hỗ trợ mới nào tạo thêm kỳ vọng.

Các chuyên gia thận trọng hơn cả với khoảng trống thông tin này, khi các số liệu kinh tế vĩ mô vừa công bố chỉ phản ánh nét tích cực trong quá khứ, nhưng xu thế tăng trưởng lại giảm dần về cuối năm. Điều đó nghĩa là kết quả kinh doanh quý 4/2022 tổng thể sẽ kém tích cực.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội cho rằng, còn gần 3 tuần nữa là chúng ta bước vào kỳ nghỉ Tết âm lịch dài ngày. Thời gian còn khá ngắn nên tâm lý từ giờ đến hết Tết và tuần đầu ra tết vẫn là tâm lý nghỉ ngơi kèm theo đó thị trường trong ngắn hạn vẫn là xu hướng giảm và hầu hết cổ phiếu chỉ bật tăng được quanh 1,5 phiên. “Từ đó tôi đánh giá thanh khoản  khó tăng tốt trở lại tuần đầu năm mới 2023” – ông Quang lưu ý.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng cũng nhận định: “Tôi thiên về kịch bản thị trường sẽ diễn biến không tích cực trong nửa đầu của tháng 1. Và áp lực bán có thể xuất hiện ngay từ tuần đầu của năm mới, dẫn tới thanh khoản tăng lên.

GDP đạt 8,02% và những nhân tố sáng giúp kinh tế Việt Nam tăng cao nhất 12 năm

Ngoài lý do mức nền so sánh thấp, các chuyên gia cho rằng GDP đạt mức tăng ấn tượng nhờ các nhân tố sáng như tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và giải ngân FDI...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN