Tăng hơn 63,7% trong 8 phiên, vì sao mã cổ phiếu này liên tục “đốt nóng” thị trường?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhóm cổ phiếu dầu khí, phân bón hay sắt thép vẫn liên tục gia tăng bất chấp thị trường chung chìm trong sắc đỏ.

Hầu hết các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại lo ngại khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tác động khiến hàng loạt cổ phiếu đã sớm bị bán ra trong phiên 2/3.

Rõ rệt nhất là nhóm ngân hàng với lực bán càng về sau càng tăng đã đẩy VN-Index lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu. Chốt phiên, VN-Index giảm 13,26 điểm, tương ứng giảm 0,89% xuống 1.485,52 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 1,31 điểm, tương ứng giảm 0,3% xuống 442,25 điểm.

Còn VN30-Index rơi mạnh gần 22 điểm, tương ứng mất 1,42% xuống 1.498,61 điểm. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt cắm đầu đi xuống với nhiều mã giảm hơn 4% như MBB, HDB, EIB, STB và giảm nhẹ hơn thì cũng có nhiều mã như VPB, VIB, MSB, TCB...

Đi ngược thị trường chung, nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước biến động tích cực và duy trì sắc xanh

Đi ngược thị trường chung, nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước biến động tích cực và duy trì sắc xanh

Bất chấp thị trường chung, trước đà tăng liên tục của giá dầu thế giới, nhóm cổ phiếu xăng dầu và dầu khí trong nước biến động tích cực và duy trì sắc xanh, thậm chí nhiều cổ dầu khí đã liên tục “đốt nóng” thị trường chứng khoán.

Phiên 2/3, PVC tiếp tục tăng trần lên 24.800 đồng/cổ phiếu. Mã này đã tăng tới hơn 63,7% chỉ trong 8 phiên vừa qua. Các mã còn lại cũng giao dịch tích cực như OIL, GAS, PVS, PVD và BSR.

PVC của Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem) đã liên tục tăng từ phiên giao dịch 22/2 tới nay, trong đó có 3 phiên tăng trần khi tình hình địa chính trị Đông Âu căng thẳng hơn, đẩy giá dầu liên tục tăng mạnh.

Đáng chú ý, tính trong một tháng qua, giá cổ phiếu này đã tăng vọt 52,7% lên 22.000 đồng khi chốt phiên 28/2, và phiên 2/3, mã cổ phiếu này tăng trần lên 24.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 63,7% chỉ sau 8 phiên).

Ngoài yếu tố giá dầu thế giới tăng mạnh, hỗ trợ cho cổ phiếu này là yếu tố nội tại khi PVC chuyển lỗ thành lãi trong quý 4/2021, kéo doanh thu cả năm 2021 tăng 19%.

Cụ thể, quý 4/2021, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.077 tỷ đồng, tăng 41%; Lãi ròng gần 5 tỷ đồng, khởi sắc hơn so với kết quả lỗ ròng 1,7 tỷ đồng trong quý 4/2020.

Cả năm 2021, PVC có doanh thu thuần 2.776 tỷ đồng và lãi ròng 7 tỷ đồng, tăng lần lượt 27% và 30% so với 2020. So với kế hoạch, công ty đã vượt 66% về lợi nhuận.

Ngoài ra, PVC đang có kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

PVC đang hoàn thiện hồ sơ phương án tăng vốn điều lệ để trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Petrovietnam (PVN) để có thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm hóa chất chất lượng cao, thị trường có nhu cầu lớn như hạt pet chip, PP compound, ôxy già...

Nhận định thị trường ngày 3/3, các chuyên gia cho rằng rủi ro thị trường đang dần tăng với áp lực bán đang hiện hữu tuy nhiên một số khác lạc quan tin tưởng dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm đang được hưởng lợi như dầu khí, thủy sản, thép, phân bón, thực phẩm, nông nghiệp…

Công ty Chứng khoán Rồng Việt – VDSC cho rằng, trạng thái tranh chấp có thể sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo

“Với áp lực bán đang hiện hữu và rủi ro thị trường đang dần tăng, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro” – VDSC lưu ý nhà đầu tư. 

Còn theo phân tích của Công ty Chứng khoán MB – MBS), thị trường trong nước có phiên giảm trên diện rộng khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị bán mạnh. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thủy sản, bất động sản, dầu khí, phân bón, thực phẩm,… thu hút được dòng tiền.

“Thị trường tăng/giảm đan xen kể từ đầu tuần với xu hướng chủ đạo là đi ngang trong vùng từ 1.470 điểm – 1.500 điểm. Mặc dù giảm điểm nhưng thị trường đang có sự phân hóa khi nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ xu hướng tăng từ thị trường hàng hóa và chuỗi cung ứng vẫn thu hút được dòng tiền. Ở chiều ngược lại, áp lực giảm đến từ nhóm bluechips, trong đó có nhóm cổ phiếu ngân hàng ngày càng rõ rệt. Do vậy, chỉ số chung có thể còn tiếp tục điều chỉnh nhưng dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu đang được hưởng lợi như dầu khí, thủy sản, thép, phân bón, thực phẩm, nông nghiệp…” MBS nhận định.

”Choáng” với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng bị kê biên, cấm bán từ những vụ “đại án”

Hàng trăm lô đất, hàng chục tài khoản ngân hàng cùng nhiều tài sản giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng bị kê biên, cấm mua bán từ những vụ đại án. Việc áp dụng biện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN