Tài sản tăng vọt nhưng "vua thép" vẫn ôm nợ hơn 2 tỷ USD

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường hạ nhiệt nhanh với việc sắc đỏ bao trùm lên khá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,33 điểm (-0,46%) xuống 946,47 điểm. HNX-Index giảm 1,9 điểm (-1,37%) xuống 137,13 điểm. UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,27%) xuống 63,4 điểm.

VN-Index giảm 4,33 điểm (-0,46%) xuống 946,47 điểm.

VN-Index giảm 4,33 điểm (-0,46%) xuống 946,47 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 529 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 9.799 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.268 tỷ đồng.

Tính chung cả 3 sàn chỉ có 198 mã tăng giá trong khi có tới 451 mã giảm giá.

Về cuối phiên giao dịch, lực bán lại bị đẩy lên mức cao, sắc đỏ tiếp tục bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này kéo các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó VHM, VNM và VRE là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index lần lượt 0,8; 0,5 và 0,46 điểm.

Chiều ngược lại, HPG, VIC, CTG, VPB hay SAB là số ít các mã vốn hóa lớn còn duy trì được sắc xanh.

Chốt phiên, HPG tăng 1,95% lên mốc 31.400 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên, HPG tăng 1,95% lên mốc 31.400 đồng/cổ phiếu.

Trong đó, cổ phiếu HPG đứng đầu nhóm cổ phiếu có lượng giao dịch lớn nhất với hơn 25,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Chốt phiên, HPG tăng 1,95% lên mốc 31.400 đồng/cổ phiếu.

Hiện cổ phiếu của tỷ phú Trần Đình Long đang tăng mạnh. Tính chung qua 1 tuần cổ phiếu này tăng gần 22% giá trị. Còn nếu tính theo mốc tháng thì mã này còn tăng mạnh hơn với mức tăng gần 42,8%. Nhờ đó tổng tài sản của vị tỷ phú này cũng tăng mạnh trong thời gian qua.

Tài sản của "vua thép" Trần Đình Long đang tăng mạnh.

Tài sản của "vua thép" Trần Đình Long đang tăng mạnh.

Liên quan đến HPG, CTCP Tập đoàn Hoà Phát vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3.Theo đó, sản xuất và kinh doanh thép, lĩnh vực trọng tâm của Hòa Phát mang về 32.019 tỷ đồng doanh thu thuần, cao hơn 47% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế 5.038 tỷ đồng, tăng 47%. 

Tính chung, doanh thu thuần quý III đạt 24.685 tỷ đồng, tăng 63%. Lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng hoạt động tài chính ghi nhận doanh thu tăng từ 138 tỷ đồng lên 247 tỷ đồng, nhưng chi phí cũng tăng 115% lên 708 tỷ đồng. 

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần Hòa Phát tăng 40%, đạt 64.340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, cao hơn 56% so với cùng kỳ 2019. Tập đoàn thực hiện 75,6% kế hoạch doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của Hoà PHát đạt 117.472 tỷ, tăng gần 16.000 tỷ so với đầu năm. Vốn điều lệ đã tăng từ 27.610 tỷ lên 33.132 tỷ sau khi Hoà Phát chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên 17.526 tỷ.

Đáng chú ý, tổng vay nợ của tập đoàn tăng thêm 8.572 tỷ trong 9 tháng đầu năm, từ 36.680 tỷ lên 45.252 tỷ (hơn 2 tỷ USD), trong đó vay ngắn hạn gần 24.000 tỷ, vay dài hạn 21.255 tỷ.

Hàng tồn kho đạt gần 20.980 tỷ, tăng 1.500 tỷ so với đầu năm. Khoản tài sản cố định đã tăng hơn 20.000 tỷ, tài sản dở dang dài hạn giảm một khoản tương ứng cho thấy Hoà Phát đã ghi nhận một phần nhà máy thép Dung Quất và trích lập khấu hao từ năm 2020.

Chủ tịch Samsung vừa mất, con cái muốn thừa hưởng tài sản phải nộp số thuế gây choáng

Cuộc sống của những người giàu có và nổi tiếng là tin tức nóng bỏng ở khắp mọi nơi. Nhưng ở Hàn Quốc, đó là một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN