Tài sản tăng mạnh, đại gia Bắc Ninh sở hữu tài sản hơn 1.700 tỷ đồng

Cùng với đà tăng của cổ phiếu nắm giữ, khối tài sản của đại gia Bắc Ninh này cũng vượt mốc 1.700 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch ngày 22/12 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch ảm đạm kết phiên, VN-Index tăng 0,63 điểm, lên mức 1.103,06 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm, kết phiên về mức 228,27 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tổng cộng tăng 0,76 điểm (0,07%), HNX-Index tăng 1,25 điểm (0,55%).

Dù chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ tăng 0,63 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần, tuy nhiên mã cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ghi nhận mức tăng 2,26% so với phiên giao dịch trước để đóng cửa ở mức giá 27.200đ/cổ phiếu. STB cũng là mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong rổ chỉ số VN30 trong phiên giao dịch ngày 22/12 vừa qua.

Đà tăng của cổ phiếu STB không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông của nhà băng, mức tăng này cũng giúp khối tài sản của Chủ tịch Dương Công Minh ghi nhận tăng thêm hơn 37 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản của đại gia 62 tuổi người Bắc Ninh có giá trị hơn 1.701 tỷ đồng.

Cùng với đà tăng của cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, STB cũng mới công bố thông tin cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của ngân hàng ước đạt hơn 9.500 tỷ đồng, tăng 50% so năm trước và đạt 100% kế hoạch được giao tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng ước đạt gần 664.000 tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 90,3%. Tổng huy động ước đạt hơn 574.000 tỷ đồng và tổng dư nợ cho vay ước đạt hơn 487.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu STB ghi nhận mức tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua - Ảnh chụp màn hình

Cổ phiếu STB ghi nhận mức tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua - Ảnh chụp màn hình

Đáng chú ý, các tỷ lệ an toàn hoạt động và chỉ số tài chính của Ngân hàng Sacombank tiếp tục được cân bằng giữa mục tiêu an toàn và hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2%. Ngân hàng Sacombank cho biết đã trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tài sản tồn đọng còn lại chưa xử lý, qua đó tiệm cận hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Đề án tái cơ cấu. Công tác thu hồi và xử lý nợ được quyết liệt thực hiện, ước gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, Ngân hàng Sacombank nhiều khả năng sẽ hoàn thành xong Đề án tái cơ cấu trước thời hạn đề ra (năm 2025), thậm chí sớm nhất là trong nửa đầu năm 2024.

Sau những phiên rung lắc của thị trường chứng khoán Việt Nam tuần vừa qua, nhận định về xu hướng giao dịch phiên 25/12, chuyên gia của chứng khoán Vietcap nhận định VN-Index sẽ tiếp tục dao động giữa hỗ trợ MA5 tại 1.099 điểm và kháng cự MA10, MA20 đang hội tụ tại 1.108 điểm để chờ đợi sự gia tăng trở lại của thanh khoản (có thể là từ lực mua hoặc lực bán). Ở kịch bản tích cực nếu VN-Index vượt kháng cự 1.108 điểm với thanh khoản gia tăng, chỉ số sẽ phát tín hiệu tăng lên vùng 1.125 (MA200), thậm chí 1.145 điểm (MA100). Ngược lại, nếu VN-Index phá vỡ hỗ trợ 1.099 điểm, chỉ số sẽ thoái lui về lại mốc 1.085 điểm.

Chuyên gia của chứng khoán SSI đánh giá dao động biên độ hẹp trong ngày cuối tuần, VN-Index kết phiên với một nến Doji. Những chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX thể hiện sức mạnh trung tính. Điều này cho đánh giá VN-Index sẽ duy trì đà tăng, nhưng xu hướng tăng chưa thể dứt khoát và tín hiệu rung lắc sẽ thường xuyên diễn ra. Vùng 1.112 - 1.114 vẫn là mục tiêu ngắn hạn chỉ số VN-Index sẽ hướng đến.

Chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) cũng cho rằng với việc hình thành mẫu nến doji chân dài cho thấy mặc dù trạng thái giao dịch giữa 2 phe vẫn đang có tín hiệu giằng co, lực cầu phần nào thể hiện sự chủ động sẵn sàng nhập cuộc hơn tại các vùng giá thấp/ngưỡng hỗ trợ của các cổ phiếu.

Tuy nhiên, đà tăng điểm chưa thực sự mang tính thuyết phục khi thanh khoản vẫn đang duy trì ở ngưỡng thấp, sự phân hóa đang diễn ra giữa các nhóm ngành và giữa các cổ phiếu trong nhóm ngành.

Do vậy, chỉ số tiếp tục được dự báo có thể sẽ sớm gặp áp lực rung lắc tại vùng cản gần quanh 1.110 (+/-5) điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, có thể cân nhắc mua/bán linh hoạt 2 chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự kế tiếp, cụ thể là cận dưới 1.080 (+/-15) và quanh 1.110 (+/-5) điểm.

Chuyên gia của công ty chứng khoán SHS cho rằng VN-Index có thể tăng trở lại trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 để hướng tới vùng cản gần nhất quanh 1.130 điểm. Tuy nhiên cũng không loại trừ kịch bản chỉ số tiếp tục diễn biến xoay quanh vùng 1.100 điểm với thanh khoản thấp.

Nguồn: [Link nguồn]

Tân Chủ tịch Tập đoàn đầu khí Việt Nam có xuất thân thế nào?

Trước khi được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam, doanh nhân sinh năm 1973 này cũng đã được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn từ tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN