Sở hữu tài sản gần 8.500 tỷ đồng, đại gia Hà Nội công bố kế hoạch kinh doanh khủng

Đang sở hữu khối tài sản gần 8.500 tỷ đồng, đại gia Hà Nội này đã công bố kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng trong năm 2022.

Sau thông tin Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Nguyễn Anh Dũng bị bắt tạm giam, thị trường chứng khoán trong nước đã trải qua tuần giảm điểm mạnh. Trong tuần giao dịch từ ngày 4 đến 8/4, chỉ số VN-Index giảm tổng cộng 34,44 điểm (-2,27%); HNX-Index giảm 22,08 điểm (-4,86%).

Với đà giảm của thị trường chứng khoán hàng loạt đại gia trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán đã “bốc hơi” từ vài chục tới vài nghìn tỷ đồng cùng đà giảm của các mã cổ phiếu nắm giữ.

Tuy nhiên, trong tuần đầy biến động mạnh của VN-Index, tài sản của đại gia Ngô Chí Dũng và các thành viên trong gia đình vẫn ghi nhận sự tăng nhẹ. Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/4, mã cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/cổ phiếu để đóng cửa ở mức giá 38.800 đồng/cổ phiếu.

Dù ghi nhận mức giảm 2,51% trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng xét cả tuần giao dịch vừa qua VPB vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ 200 đồng/cổ phiếu so với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4.

Tính theo giá thị trường, khối tài sản của đại gia Hà Nội Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPB có giá trị gần 8.500 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tài sản của bà Hoàng Anh Minh - vợ ông Dũng cũng có giá thị trường lên tới hơn 8.450 tỷ đồng, ái nữ nhà ông Ngô Chí Dũng là bà Ngô Minh Phương cũng đang sở hữu khối tài sản gần 280 tỷ đồng nhờ đà tăng nhẹ của cổ phiếu VPB trong tuần giao dịch vừa qua.

Khối tài sản của gia đình đại gia Ngô Chí Dũng vẫn tăng nhẹ trong tuần đỏ lửa của chỉ số VN-Index

Khối tài sản của gia đình đại gia Ngô Chí Dũng vẫn tăng nhẹ trong tuần đỏ lửa của chỉ số VN-Index

Cùng với đà tăng nhẹ của cổ phiếu trong tuần giao dịch thị trường đỏ lửa, mới đây VPB do ông Dũng làm Chủ tịch cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng.

Theo tài liệu Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 được nhà băng này công bố, HĐQT VPBank dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng hơn gấp đôi so với năm 2021, đạt 29.662 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này thậm chí còn vượt trên nhà băng có lãi cao nhất năm vừa qua là Vietcombank với 27.376 tỷ.

Trong số lợi nhuận gần 1,3 tỷ USD quy đổi này, VPBank dự kiến lợi nhuận riêng ngân hàng mẹ là trên 23.000 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ.

Kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng kể trên của VPBank được đưa ra dựa trên kỳ vọng tổng tài sản tăng 27,4%, đạt 697.413 tỷ đồng vào cuối năm. Cùng với đó, chỉ tiêu tiền gửi khách hàng cũng được kế hoạch tăng 27,8%, đạt 413.060 tỷ.

Đáng chú ý, trong năm 2022, VPBank dự kiến tăng trưởng tín dụng lên tới 35%, đạt 518.440 tỷ đồng vào cuối năm.  

Cũng tại đại hội cổ đông sắp tới, VPBank sẽ trình cổ đông kế hoạch tăng vốn khủng, đưa vốn điều lệ ngân hàng lên 79.334 tỷ đồng.

Để thực hiện kế hoạch này, VPB dự kiến có 2 đợt tăng vốn và VPB sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất thị trường, vượt xa cả những ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, VietinBank hay BIDV.

Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch từ ngày 12 đến 15/4 tới, các chuyên gia của Công ty chứng khoán VCBS cho rằng Việc VN Index ghi nhận xu hướng giảm khá mạnh sau khi thất bại trước mốc 1.530 điểm khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng trở lại. VCBS tiếp tục cho rằng xu hướng của chỉ số trong tuần sau sẽ là kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.470 – 1.480 điểm (quanh đường trung bình động 20 ngày) và chờ đợi cân bằng cung – cầu được thiết lập cùng với việc tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại trước khi có thể lấy lại mốc 1.500 điểm.

VCBS khuyến nghị lực cầu bắt đáy trong tuần vừa qua tuy vẫn có nhưng là không đủ để khiến VN Index đi ngược lại xu hướng chung trên thế giới. Trong tuần tới, VCBS kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn - vốn đã có mức giá chiết khấu khá sâu sau tuần vừa rồi. Với diễn biến như vậy, nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu “trụ” dẫn dắt thị trường, trong khi đó nhà đầu tư trung - dài hạn vẫn nên chờ đợi thời điểm mặt bằng giá thị trường ổn định hơn rồi mới nên cân nhắc tiến hành giải ngân.

Cùng quan điểm, các chuyên gia của Công ty chứng khoán SHS cũng cho rằng trong tuần giao dịch tiếp theo 12/4-15/4, VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ tiếp theo trong khoảng 1.425-1.450 điểm (đáy tháng 3/2022) để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. SHS cho rằng trong kịch bản tích cực, nếu lực cầu trong vùng hỗ trợ 1.425-1.450 điểm là đủ tốt thì thị trường có thể sớm hồi phục trở lại.  

Các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho rằng áp lực giảm của thị trường đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều nhóm cổ phiếu thậm chưa tăng trong thời gian vừa qua.

Thị trường giảm trong phiên cuối tuần vừa qua không xuất phát từ tác động bởi thị trường quốc tế, áp lực bán ở một số cổ phiếu mang tính đầu cơ vẫn là nguyên nhân chi phối chính. MBS cho rằng, nhà đầu tư không nên bắt đáy đối với nhóm cổ phiếu này, ưu tiên quản trị danh mục.

Thông thường, sau các phiên giảm sâu như ngày 8/4, thị trường sẽ có các phiên hồi kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 cũng như nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản đã có sự tích lũy trong thời gian vừa qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS sở hữu tài sản thế nào trước khi bị bắt?

Tổng giám đốc của CTCP Chứng khoán BOS (ART) Nguyễn Quỳnh Anh là đồng phạm thứ 4 liên quan đến vụ thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN