Sau một tuần VinFast chào sàn chứng khoán Mỹ, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến động thế nào?
Sau phiên ra mắt bùng nổ tại thị trường chứng khoán Mỹ hôm 15/8 vừa qua, mã cổ phiếu của VinFast đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp và mất hơn 50% giá trị khi kết phiên giao dịch 18/8. Điều này cũng khiến khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến động mạnh.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu ngày 18/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Theo đó, kết phiên giao dịch ngày thứ Sáu, VinFast tiếp tục giảm 23% để đóng cửa ở mức giá 15,40 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp giảm mạnh từ 85 tỷ USD trong phiên chào sàn xuống chỉ còn 35 tỷ USD sau tuần giao dịch đầu tiên trên Nasdaq Global Select Market.
Trước đó, trong phiên giao dịch mở màn trên sàn Nasdaq Global Select Market ngày 15/8, VFS đã gây bất ngờ khi kết phiên giao dịch đầu tiên với mức tăng mạnh 255% để đóng cửa ở mức giá hơn 37 USD/cổ phiếu. Thậm chí trong phiên chào sàn, có thời điểm VFS đạt 38,78 USD/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Nasdaq Global Select Market, giá trị vốn hóa thị trường của Vinfast đạt khoảng 85 tỷ USD – vượt xa giá trị vốn hóa thị trường của Ford, General Motors hay Chrysler Stellantis.
Nhà sáng lập VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ khoảng 99% cổ phần của doanh nghiệp, điều này đã khiến khối tài sản của tỷ phú 55 tuổi đã tăng gấp 8 lần trong ngày Vinfast chào sàn ấn tượng tại Mỹ. Nhưng sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp của cổ phiếu VFS trên sàn chứng khoán Mỹ, khối tài sản của người giàu nhất Việt Nam cũng biến động mạnh.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ giới thiệu mẫu VF 9 tại Hội chợ - Triển lãm Quốc gia Canada 2023
Theo bảng xếp hạng tỷ phú USD cập nhật theo thời gian thực của Forbes, kết phiên giao dịch ngày thứ Sáu khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có giá trị 21,2 tỷ USD. Người giàu nhất Việt Nam đứng vị trí 78 trong danh sách những tỷ phú USD thế giới.
Giới phân tích đánh giá, khi VinFast tham gia vào thị trường xe điện tại Mỹ, hãng phải đối mặt với những bài kiểm tra khó khăn. Kế hoạch bán hàng hybrid mới chỉ là một trong những thách thức đầu tiên và nhà sản xuất ô tô này cho biết đã đàm phán với các đại lý tại đây.
“Mở cửa hàng của riêng chúng tôi là điều tuyệt vời nhưng mất rất nhiều thời gian,” CEO Lê Thị Thu Thủy chia sẻ với tờ Reuters. "Hợp lực với các đối tác khác để đi nhanh hơn luôn là bản chất của chúng tôi”, bà Thủy nói thêm.
Theo tờ Reuters, một số đại lý tại Mỹ được liên hệ phỏng vấn cho biết họ đang quan tâm tới chiến lược bán hàng, yêu cầu đối với đại lý, kế hoạch phân phối phụ tùng của công ty và bảo hành xe của VinFast.
Để cạnh tranh trong thị trường Mỹ, VinFast đang xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina. Nhà máy sản xuất ô tô được cho là rộng tương đương hơn 7 triệu m2, thiết kế riêng biệt để đạt hiệu quả sản xuất lên tới 150.000 xe mỗi năm trong giai đoạn đầu. Điều này hiện đang được nhiều đại lý đánh giá cao.
Trong kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, VinFast Canada mới đây đã công bố tham gia Hội chợ - Triển lãm Quốc gia Canada (CNE) từ ngày 19/8 đến ngày 5/9/2023, với tư cách Nhà tài trợ chính, đồng thời là Thương hiệu Xe điện chính thức của sự kiện. Bên cạnh việc trưng bày và cho trải nghiệm 2 mẫu xe điện VF 8, VF 9, lần đầu tiên VinFast ra mắt show diễn nghệ thuật đa phương tiện “NEVAEH và Ngôi sao Phương Bắc” phục vụ khách tham quan.
Sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, CNE là một trong những sự kiện được mong chờ nhất tại Canada. Đây là một trong những hội chợ lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ và sự kiện cộng đồng lớn nhất tôn vinh những thành tựu nổi bật về nông nghiệp, khoa học – công nghệ và sự đa dạng văn hóa sở tại. Sự kiện năm nay sẽ mang đến sự kết hợp các giá trị truyền thống của Canada cùng những màn trình diễn nghệ thuật - công nghệ đỉnh cao, trong đó VinFast chính là điểm nhấn mới.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong khi nhiều người đang rao bán cắt lỗ khoản đầu tư vào BĐS của mình thì nhiều nhà đầu tư khác đang sở hữu khoản lãi từ 2 đến 3 lần chỉ sau vài năm nhưng vẫn quyết...