Sau bia rượu, tỷ phú Thái lại kiếm bộn tiền nhờ "ông lớn" sữa Việt

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường tiếp tục xập xình khi các mã lớn liên tục đảo chiều.

Kết phiên giao dịch 18/8, VN-Index giảm 2,15 điểm (0,16%) còn 1.360,94 điểm, HNX-Index tăng 1,71 điểm (0,5%) lên 344,82 điểm, UPCoM-Index tăng 0,3% lên 94,48 điểm.

VN-Index giảm 2,15 điểm (0,16%) còn 1.360,94 điểm.

VN-Index giảm 2,15 điểm (0,16%) còn 1.360,94 điểm.

Thanh khoản sàn đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ so với mấy phiên gần đây nhưng nhìn chung, thị trường chứng khoán vẫn giữ được sự sôi động.

Đáng chú ý là pha ''đánh võng'' chóng mặt của bộ đôi cổ phiếu họ Vingroup là VHM và VIC. Trong phần lớn thời gian giao dịch, VHM là mã tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, tuy nhiên gần tới phiên ATC chỉ số hồi phục mạnh mẽ và vươn lên thành cổ phiếu dẫn dắt đà tăng. Tuy nhiên, phút bứt phá chỉ diễn ra ngắn ngủi và mã này đóng cửa giảm 0,9%.

Với VIC, cổ phiếu này là một trong những trụ đỡ quan trọng nhất trên thị trường trong phiên hôm nay. Thế nhưng, đến cuối cùng lại trở thành lực cản lớn nhất cho đà tăng của VN-Index.

Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa mạnh mẽ. Phiên giao dịch hôm nay, PDR, SSI, VPB đứng đầu về tỷ lệ giảm giá trong khi đó, BVH, MWG, MSN tăng trên 1,5%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay không có mã nào có được sắc xanh tăng giá cuối phiên. Trong số 27 mã cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán thì chỉ có 3 mã đứng giá là VCB, OCB và BAB. 24/27 mã giảm giá trong đó PGB, BVB, NAB giảm sâu hơn 2%.

Chốt phiên VNM tăng 0,78% lên mốc 90.000 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên VNM tăng 0,78% lên mốc 90.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VNM hôm nay là 1 trong 2 cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index. Chốt phiên VNM tăng 0,78% lên mốc 90.000 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 4,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Đây là phiên đảo chiều ngoạn mục sau chuối giảm điểm của "ông lớn" ngành sữa này. Tính chung qua 1 tuần mã này đang giảm gần 1% giá trị.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, mới đây Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/9 để tạm ứng cổ tức đợt đầu tiên trong năm nay bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%/mệnh giá. Chủ sở hữu mỗi cổ phiếu sẽ nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 30/9. 

Với khối lượng gần 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến tổng số tiền Vinamilk chi ra để chi trả cổ tức cho cổ đông khoảng hơn 3.100 tỷ đồng. 

Trong cơ cấu sở hữu của Vinamilk, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất với 36% cổ phần. Vinamilk còn hai cổ đông lớn khác gồm nhóm F&N sở hữu 20,4% cổ phần và quỹ Platinum Victory nắm giữ 10,6% vốn. 

F&N là thành viên trong tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

F&N là thành viên trong tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Trong đó, F&N là thành viên trong tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - ông chủ của ThaiBev, doanh nghiệp mua lại cổ phần và nắm quyền chi phối Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Còn quỹ Platinum Victory thuộc tập đoàn Jardine Matheson. Nhóm nhà đầu tư này còn sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Thaco, REE. 

Như vậy, dự kiến trong đợt tạm ứng cổ tức vào cuối tháng 9, SCIC sẽ nhận về hơn 1.100 tỷ đồng. Nhóm nhà đầu tư F&N nhận 640 tỷ đồng. Còn quỹ Platinum Victory thu về hơn 330 tỷ đồng.

Bầu Thụy bất ngờ ”lộ” khoản vay hàng trăm tỷ để tham gia sân chơi nóng

Áp lực chốt lời phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường chỉnh mạnh về cuối phiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN