“Rời tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chuỗi Vinmart, Vinmart+ sẽ có diện mạo ra sao?

Thị trường bất ngờ tăng điểm mạnh sau chuỗi ngày u ám chìm sâu trong sắc đỏ.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm; HNX-Index tăng 1,75% lên 111,69 điểm và UPCom-Index tăng 0,95% lên 56,05 điểm.

VN-Index tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm

VN-Index tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình thấp với giá trị giao dịch 3 sàn khoảng 5.200 tỷ đồng. Số mã tăng trên 3 sàn là 461 mã, áp đảo hoàn toàn so với 213 mã giảm.

Ở nhóm Bluechips, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, VRE, VHM, POW, MWG… cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VPB, VCB, MBB, ACB… đồng loạt tăng mạnh kéo theo đà tăng mạnh của thị trường.

Các cổ phiếu chứng khoán SSI, HCM, MBS, SHS, VND, VCI… cũng tăng mạnh với kỳ vọng KQKD quý 2 hồi phục. Trong đó, VCI đóng cửa thậm chí tăng kịch trần.

Đà tăng cũng lan tỏa ra nhóm bất động sản, xây dựng với nhiều mã tăng như CEO, CTD, HBC, DXG, FCN, FLC, HDG, KDH, LDG, PDR, PC1,… và không ít mã trong đó tăng trần. Tương tự, các cổ phiếu khu công nghiệp cũng có phiên giao dịch tích cực với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZC, SZL, SIP, ITA, KBC, D2D…

Chốt phiên, MSN tăng 2,59% lên mốc 55.500 đồng.

Chốt phiên, MSN tăng 2,59% lên mốc 55.500 đồng.

Cũng giống như diễn biến chung của toàn thị trường, cổ phiếu MSN phiên hôm nay cũng chấm dứt chuỗi ngày u ám bằng phiên tăng điểm mạnh.

Chốt phiên, MSN tăng 2,59% lên mốc 55.500 đồng. Khối lượng giao dịch toàn phiên lên tới gần 1 triệu cổ phiếu.

Sắc xanh duy trì toàn bộ phiên giao dịch và có những thời điểm MSN đã bật tăng lên tới 3,51%.

Tính chung qua 1 tháng mã này đã mất hơn 11% do chuỗi giằng co lao dốc. Tuy nhiên, khi tính theo mốc quý thì MSN đang hồi phục hơn 13,2%.

Được biết, tại Đại hội cổ đông mới diễn ra của Tập đoàn Masan (MSN), đại diện lãnh đạo công ty đã chia sẻ chiến lược phát triển mới của MSN cũng như cụ thể hơn về chiến lược phát triển VinMart, VinMart+.

Năm 2025, cơ sở hạ tầng hợp nhất dự kiến tăng gấp 3 lần điểm bán lẻ 10.000 cửa hàng

Năm 2025, cơ sở hạ tầng hợp nhất dự kiến tăng gấp 3 lần điểm bán lẻ 10.000 cửa hàng

Quý 1/2020, Tập đoàn báo lỗ ròng 216 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lãi 1.000 tỷ đồng. Được biết, đây là lần đầu Masan thua lỗ sau 6 năm, nguyên nhân chủ yếu do tác động hợp nhất kinh doanh với VCM (đơn vị điều hành hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart+), trong đó VCM lỗ 897 tỷ, phân bổ lợi thế kinh doanh 89 tỷ và phân bổ giá trị hợp lý 54 tỷ đồng từ hợp nhất kinh doanh. 

Nói về Vinmart và Vinmart+, Tân Tổng Giám đốc Danny Le cho hay, ưu tiên trước mắt, với Masan, thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm đang chiếm đến 50% tổng ngành bán lẻ Việt Nam (tính đến cuối năm 2018), số lần người tiêu dùng đi chợ/cửa hàng tạp hoá đạt 3-4 lần/tuần, hơn 50% người tiêu dùng mua nhu yếu phẩm 1 lần/ngày… Với sự hợp nhất Vinmart, Vinmart+, Masan sẽ có hệ thống 3.000 cửa hàng trong năm 2020 nhằm phục vụ 9 triệu người dùng. 

Năm 2025, cơ sở hạ tầng hợp nhất dự kiến tăng gấp 3 lần điểm bán lẻ 10.000 cửa hàng, phục vụ cho 15-20 triệu người dùng. Cũng trong giai đoạn này, Masan sẽ khai thác hình thức nhượng quyền với khoảng 20.000 cửa hàng, tính tổng Tập đoàn sẽ có 30.000 điểm bán phục vụ 30-50 triệu người dùng. 

Để xây dựng nền tảng bán lẻ tích hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Masan đã thành lập Công ty The CrownX – sở hữu cổ phần của Masan Consumer và VCM. Masan cũng lên chiến lược xây dựng thương hiệu riêng - hàng độc quyền trong liên kết với nhà cung cấp, mục tiêu chiếm đến 40% doanh số của hệ thống.

Thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu. Công ty cũng đối sánh các điều khoản thương mại với nhà cung cấp nhằm đạt mức ngang bằng thị trường, tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng song song đổi mới danh mục sản phẩm hệ thống Vinmart và Vinmart+ thông qua phát triển danh mục hàng hóa chủ chốt, đảm bảo các sản phẩm trong danh mục này có mặt tại tất cả các cửa hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đón sóng FDI sang Việt Nam: Làm sao để kêu gọi vốn và hợp tác kinh doanh hiệu quả?

Việt Nam đang là một trong những điểm sáng cho làn sóng chuyển dịch vốn FDI. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN