Nhiều tiền mặt như “đại gia” sữa Việt, nhận lãi hơn 3 tỷ đồng mỗi ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Diễn biến tích cực từ thị trường Mỹ đã giúp thị trường trong nước có phiên bứt phá tốt và có lúc VN-Index tăng hơn 8 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 4,35 điểm (0,47%) lên 939,76 điểm; HNX-Index tăng 1,05% lên 140,03 điểm và UPCom-Index tăng 0,53% lên 63,47 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 8.000 tỷ đồng.

VN-Index tăng 4,35 điểm (0,47%) lên 939,76 điểm

VN-Index tăng 4,35 điểm (0,47%) lên 939,76 điểm

Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng khá mạnh với giá trị 640 tỷ đồng trên HoSE, lực bán tập trung vào các Bluechips như HPG, VRE, MSN…

Điểm tích cực là nhiều cổ phiếu lớn vẫn giữ được đà tăng, có thể kể tới như BVH, FPT, GAS, PLX, VRE, PNJ, GEX…hay các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, VPB, HDB, TCB…

MWG, HPG, REE, VIC là một trong số ít những cổ phiếu lớn giảm điểm trong phiên hôm nay, dù vậy mức giảm là không nhiều.

Nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như DIG, DXG, DRH, FCN, FLC, HDG, G36…Bên cạnh đó, nhóm Khu công nghiệp, cao su cũng có phiên giao dịch ấn tượng với nhiều mã tăng, thậm chí SZC, LHG tăng kịch trần.

VNM tăng nhẹ 0,28% lên mốc 108.000 đồng/cổ phiếu.

VNM tăng nhẹ 0,28% lên mốc 108.000 đồng/cổ phiếu.

TRong phiên này, cổ phiếu VNM của nữ tỷ phú Mai Kiều Liên có khối lượng giao dịch khá tốt với hơn 1,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Chốt phiên, VNM tăng nhẹ 0,28% lên mốc 108.000 đồng/cổ phiếu.

Cùng với diễn biến chung của thị trường, tính chung qua 1 tuần cổ phiếu VNM cũng giảm nhẹ 1,46%. Tuy nhiên, nếu tính theo mốc quý mã này đang tăng rất tốt với mức tăng ấn tượng 20,5%.

Đà tăng trên thị trường chứng khoán một phần nhờ kết quả kinh doanh khá khởi sắc của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Theo đó, doanh nghiệp này vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 với kết quả ấn tượng. Trong quý 3, Vinamilk tăng trưởng 9% doanh thu so với cùng kỳ 2019, đạt 15.563 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk cao hơn 17%, tăng lên 3.137 tỷ nhờ nỗ lực tiết giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu để tăng cường hiệu quả hoạt động.

Doanh nghiệp của bà Mai Kiều Liên là một trong những doanh nghiệp đại chúng sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất tại Việt Nam.

Doanh nghiệp của bà Mai Kiều Liên là một trong những doanh nghiệp đại chúng sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất tại Việt Nam.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của Vinamilk lần lượt đạt 45.211 tỷ và 9.000 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này cùng tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của Vinamilk đạt gần 50.400 tỷ đồng, tăng thêm gần 5.700 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của Vinamilk là khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Cụ thể, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam có 17.872 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn ngắn vào cuối quý III. So với thời điểm kết thúc quý II, lượng tiền gửi của Vinamilk tăng thêm 1.200 tỷ sau 3 tháng. Còn so với cuối năm 2019, tiền gửi của Vinamilk tăng hơn 5.200 tỷ. 

Nhờ lượng tiền gửi lớn trên, Vinamilk nhận về 869 tỷ đồng lãi tiền gửi sau 9 tháng. Bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp này nhận khoảng 3,2 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.

Ngoài gần 18.000 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn, Vinamilk còn hơn 2.300 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là một trong những doanh nghiệp đại chúng sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất tại Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyển nhượng bất động sản, ”ông trùm” địa ốc Sài Gòn thu hàng nghìn tỷ đồng

Thanh khoản "hạ nhiệt" khiến VN-Index loay hoay quanh ngưỡng 935 điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN