Nhiều hy vọng kiếm ra tiền từ "sân chơi nóng"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường giằng co mạnh trong phiên và chỉ đóng cửa ở sắc xanh nhờ sự khởi sắc bất ngờ của nhiều nhóm ngành.

Đóng cửa phiên giao dịch 15/3, chỉ số VN-Index tăng 6,49 điểm (0,45%) lên 1.452,74 điểm; HNX-Index tăng 1,59% lên 443,52 điểm và UPCom-Index tăng 0,44% lên 115,56 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 26.000 tỷ đồng.

VN-Index tăng 6,49 điểm (0,45%) lên 1.452,74 điểm.

VN-Index tăng 6,49 điểm (0,45%) lên 1.452,74 điểm.

Nhóm ngân hàng hôm nay phân hoá mạnh khi tạo thành 2 chiều đối lập. TRong khi BID, VPB đóng góp tích cực cho VN-Index thì ở chiều ngược lại VCB lại là tội đồ của thị trường khi mang đi hơn 3,5 điểm.

Nhóm Dầu khí tạo nên sự bất ngờ trong chiều nay khi lực cầu bắt đáy tăng mạnh giúp nhiều mã hồi phục và tăng điểm như GAS, PLC, PVC, PVB, PVD, PVS…, thậm chí PVC tăng trần.

Nhóm cổ phiếu Thép cũng thu hẹp đà giảm so với buổi sáng, một số mã đảo chiều tăng như HPG, POM, VGS, TLH, VIS. Tương tự, nhóm cổ phiếu Than cũng giao dịch khá tốt khi hầu hết lấy lại sắc xanh.

Trong khi đó với nhóm Phân bón, một số cổ phiếu như NFC, SFG, VAF vẫn giảm sàn, DCM, LAS giảm điểm, chỉ có DPM, BFC giữ được đà tăng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng.

Nhận định chung về thị trường chứng khoán, hôm nay, tại một toạ đàm về thị trường này, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, năm 2022 được đánh giá tiếp tục là một năm khó khăn, phức tạp của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, do vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh đan xen, xuất phát từ nhiều yếu tố, cả từ trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, theo bà Bình, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Mặt bằng lãi suất có khả năng tiếp tục được giữ ổn định ở mức thấp và do vậy, dòng tiền nhiều khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào thị trường.

Bà Bình cũng cho biết, Ủy ban Chứng khoán đang triển khai đồng bộ các giải pháp trung và dài hạn như: hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tăng cường công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường; hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường; triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch.

Nhiều công ty chứng khoán cũng đã đưa ra đánh giá, thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 với quan điểm rất tích cực đối với triển vọng năm 2022 nhờ vào nền tảng cơ bản vững chắc của thị trường (tăng trưởng lợi nhuận); điều kiện thanh khoản dồi dào (lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp); tâm lý tích cực của các nhà đầu tư trong nước (số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục tăng cao kỷ lục).

Chính vì vậy, thời gian tới, thị trường chứng khoán tiếp tục được kì vọng sẽ là sân chơi đầu tư được nhiều người hướng tới.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu của nhà băng sinh lời tốt nhất tháng 3 tăng đột biến

Dự báo phiên giao dịch ngày 15/3, các công ty chứng khoán cho rằng thị trường vẫn đang rủi ro, nhà đầu tư cần thận trọng và chờ đợi thêm trước những thông tin không mấy lạc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN