Nhận thông tin tích cực từ Chính phủ, cổ phiếu dầu khí vẫn đỏ lửa
Thị trường rơi vào trạng thái chốt lời ồ ạt khiến VN-Index có lúc mất tới hơn 30 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch 14/3, chỉ số VN-Index giảm 20,29 điểm (1,38%) xuống 1.446,25 điểm; HNX-Index giảm 1,27% xuống 436,57 điểm và UPCom-Index giảm 0,33% xuống 114,99 điểm.
VN-Index giảm 20,29 điểm (1,38%) xuống 1.446,25 điểm.
Thanh khoản thị trường sụt giảm nhẹ với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 33.000 tỷ đồng.
Diễn biến kém tích cực lan rộng tới hầu hết nhóm ngành hàng.
Nhóm cổ phiếu thép dù có giao dịch khá tích cực trong phiên sáng nhưng đến phiên chiều cũng chịu áp lực bán mạnh, các cổ phiếu HPG, HSG, NKG…đều giảm sâu, trong đó NKG giảm gần hết biên độ.
Tương tự, cổ phiếu nhóm Chứng khoán hầu hết đều đóng cửa giảm điểm như AGR, BVS, CTS, HCM, MBS, SSI, SHS, VND, FTS…
Tương tự, các cổ phiếu than (TVD, NBC, TDB, THT, CST…) hay phân bón (DCM, DPM, LAS, BFC, SFG)…cũng đồng loạt giảm sâu, đa số giảm sàn.
Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng có diễn biến khả quan hơn khi không giảm quá nhiều, thậm chí nhiều mã ngược dòng tăng như EIB, MBB, VCB, STB, KLB, TPB, SHB.
Nhóm Bất động sản, xây dựng cũng có phiên giao dịch tương đối tích cực với nhiều mã tăng như CEO, CTD, DIG, DRH, FCN, HBC, HDC, HLD…
GAS hôm nay trở thành tội đồ của thị trường.
Đáng chú ý trong phiên hôm nay, tại nhóm dầu khí, hàng loạt mã đóng cửa giảm sâu, thậm chí giảm sàn như ASB, PBP, PVC, PVG, PXS.
GAS hôm nay trở thành tội đồ của thị trường khi giảm hơn 6,1% về mốc 106.000 đồng/cổ phiếu và lấy đi của VN-Index hơn 3 điểm.
PVS hôm nay dù có khối lượng giao dịch khủng với hơn 18,1 triệu cổ phiếu khớp lệnh nhưng kết phiên vẫn đóng cửa giảm sâu gần 5,7%. PLX cũng giảm 3,6% về mốc 55.900 đồng/cổ phiếu.
Giá xăng đang ở mức cao kỉ lục
Có thể thấy, nhóm cổ phiếu dầu khí hôm nay không thể hồi phục dù đã có một thông tin quan trọng đối với mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 31 thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thông qua để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12 theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu sẽ giảm 2.000 đồng/lít xăng. Mức giảm với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít, mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg, dầu hỏa 700 đồng/lít.
Đồng thời đề nghị Nghị quyết có hiệu lực từ 1/4 đến hết năm nay.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo. Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3 cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Theo đó, nội dung này dự kiến sớm được bổ sung vào chương trình phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa khai mạc để cho ý kiến và biểu quyết thông qua.
Với việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, dự kiến số thu thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trên (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo nhận định của các công ty chứng khoán, thị trường đang chịu sức ép giảm điểm, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi xuống trong phiên đầu tuần 14/3/2022. Tuy nhiên,...