Nhà đầu tư đua nhau sử dụng đòn bẩy tài chính, có công ty chứng khoán cho vay gần 1 tỷ USD

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mặc dù thời gian qua, thị trường chứng khoán liên tục biến động mạnh nhưng nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư vẫn rất lớn.

Mở cửa giao dịch sáng nay, Vn-Index chìm trong sắc đỏ, giảm hơn 3 điểm sau đó hồi lại về vượt qua tham chiếu. Tuy nhiên, một đợt bán tháo đã kéo chỉ số cắm đầu lao dốc. Sức ép từ số rất lớn các mã giảm, cộng với nhiều trụ đã khiến VN-Index lùi xuống mức 1.249,14 điểm, tức là sát đáy thấp nhất hồi cuối tháng 6 vừa qua.

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh trong phiên sáng nay, trong đó NVL và QCG giảm hết biên độ, nhiều mã bốc hơi hơn 3% thị giá như HTN, HDG, CEO,...

Phiên chiều, khi VN-Index xuống tới 1245.02, ngay sát đáy tháng 6. Dòng tiền bắt đầu nhập cuộc ở vùng giá thấp nhưng không thực sự mạnh mẽ.

Một số cổ phiếu có dấu hiệu phục hồi khá tốt trong phiên chiều như SHS tăng 2,9% lên 17.800 đồng/cp, HCM, VIG, ORS, TVB tăng hơn 1% hay như cổ phiếu VND tăng nhẹ 0,6%. Một số cổ phiếu bất động sản cũng thu hẹp đà giảm như NLG chỉ còn giảm 0,1%, PDR giảm 0,7%, KBC giảm 1,1%,...

Kết quả phiên giao dịch ngày 23/7, VN-Index giảm 10,14 điểm (0,8%) xuống 1.254,64 điểm. HNX-Index giảm 2,14 điểm (0,89%) xuống 238,38 điểm, UPCoM-Index giảm 1,12 điểm (1,16%) còn 95,65 điểm.

Thị trường phủ sắc đỏ

Thị trường phủ sắc đỏ

Thanh khoản sụt giảm nhẹ so với cuối tuần trước. Tổng giá trị giao dịch chỉ còn hơn 23,8 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 96 mã tăng, 350 mã giảm, 53 mã đứng giá.

Khối ngoại trở lại mua ròng với quy mô hơn 450 tỷ đồng trong đó mã SBT chiếm gần 376 tỷ đồng, theo sau là FPT, POW, VND.

MSN tiếp tục là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,43 điểm. Ở chiều ngược lại, GVR lấy đi của Vn-Index 1,63 điểm.

Mặc dù thời gian qua, thị trường chứng khoán liên tục biến động mạnh nhưng nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư vẫn rất lớn. Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500.

Tính đến cuối quý 2, toàn thị trường có 6 CTCK ghi nhận dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ đồng.

So với cuối quý 1, dư nợ cho vay tại các CTCK tại ngày 30/6 ước tính tăng khoảng 18.000 tỷ qua đó ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp tăng so với quý trước. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối năm 2023 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

CTCK có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất trong quý 2 là TCBS với mức tăng hơn 5.100 tỷ đồng. Tính đến 31/3, dư nợ cho vay của TCBS lên đến gần 25.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhóm các CTCK. Đây cũng là mức dư nợ cho vay cao nhất mà một CTCK từng đạt được trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính

Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính

Theo báo cáo mới đây của KBSV, công ty chứng khoán này có cái nhìn thận trọng hơn về thị trường thời gian tới khi hạ mức điểm kỳ vọng của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm xuống 1.320 điểm (từ mức 1.360 điểm trong báo cáo gần nhất).

CTCK này hạ dự báo tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX xuống 14% (từ mức 19% đưa ra trong báo cáo gần nhất) sau khi số liệu quý 1 công bố không lạc quan như kỳ vọng.

Dragon Capital cũng có quan điểm thận trọng về thị trường nói chung trên cơ sở định giá một số ngành đang tương đối cao và đã phản ánh trước kỳ vọng tăng trưởng. Quỹ ngoại ưu tiên việc lựa chọn cổ phiếu có mức định giá an toàn.  

Sau nhiều năm, công trình này vẫn có quy mô lớn bậc nhất Đông Nam Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN