Nhà đầu tư bi quan, loạt mã cổ phiếu nằm sàn giá chưa bằng ly trà đá
Nhóm cổ phiếu "họ" FLC tiếp tục bị bán tháo, rớt sàn trong phiên giao dịch đầu tuần và đã xuống giá thấp nhất từ trước đến nay.
VN-Index chốt phiên 6/6 trong sắc xanh nhưng nhóm bất động sản bị bán tháo trên diện rộng, nhiều mã chạm sàn chỉ trong vài phút cuối phiên chiều.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, đà tăng của thị trường chỉ phụ thuộc vào một số cổ phiếu, như dầu khí hay phân bón. Các mã chủ chốt hai nhóm này đều bật cao, tiến gần mức giá trần. Trong khi đó, phần còn lại của thị trường với một số nhóm được chú ý như bất động sản, ngân hàng, đầu cơ, biến động rất mạnh.
Một dự án của FLC tại Quảng Ninh
Lo ngại của Ngân hàng Nhà nước về rủi ro khi tín dụng chảy mạnh vào bất động sản đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, nhiều mã bị bán ồ. Các mã khác như ngân hàng, xây dựng cũng đảo chiều.
Chốt phiên, VN-Index mất mốc 1.300 điểm, thu hẹp đà tăng còn hơn 2 điểm, đạt hơn 1.290 điểm. VN30-Index giảm nhẹ 0,36 điểm xuống 1.327,04 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng chốt phiên dưới tham chiếu.
Đặc biệt, nhóm bất động sản và đầu cơ diễn biến tiêu cực. Trong nhóm bất động sản, DIG, PTL, DXG giảm hết biên độ, CEO mất trên 6%, CII, QCG, NBB, ITA giảm trên 2%. Các mã này trước đó giữ sắc xanh vào đầu giờ. Trong nhóm đầu cơ, cổ phiếu liên quan tới FLC và nhóm Louis đều trong tình trạng "trắng bảng bên mua".
Riêng nhóm cổ phiếu "họ" FLC hầu hết đều giao dịch ở giá sàn. Cụ thể, FLC rớt hết biên độ xuống 5.210 đồng/cổ phiếu; ROS giảm về 3.300 đồng/cổ phiếu; HAI còn 2.600 đồng/cổ phiếu; AMD xuống 3.450 đồng/cổ phiếu; KLF giảm sàn xuống 3.600 đồng/cổ phiếu và ART của Công ty CP chứng khoán BOS cũng xuống 5.300 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay của các cổ phiếu này. Với mức giá này, mỗi cổ phiếu "họ" FLC còn không mua được ly trà đá.
Như vậy kể từ cuối tháng 3 khi ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC - bị bắt vì tội thao túng giá chứng khoán thì nhóm cổ phiếu nói trên liên tục đi xuống và giảm từ 75 - 80%.
Nhận định phiên giao dịch 7/6, các công ty chứng khoán cho rằng, VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ gần quanh 1.260 điểm và NĐT duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc vừa…
Công ty chứng khoán BIDV (BSC) phân tích, một số yếu tố đã tác động lên tâm lý giao dịch của nhà đầu tư và khiến độ rộng thị trường chuyển sang xu hướng tiêu cực với 8/19 ngành tăng điểm.
Với thanh khoản duy trì ở mức trung bình gần đây, thông tin đột biến này có thể khiến VN-Index tiếp tục vận động trong vùng 1.250-1.300 điểm.
Tương tự, Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng cho rằng tâm lý thị trường có thể bi quan.
Phiên giao dịch ngày 6/6 diễn ra trong cảm xúc trái chiều khi các cổ phiếu và nhóm ngành có sự phân hóa mạnh mẽ.
Mức độ giảm mạnh của nhiều cổ phiếu ngày hôm nay có thể tạo ra tâm lý bi quan cho phiên giao dịch ngày mai bởi các ký ức sụt giảm gần đây sẽ gây ra tâm lý thận trọng.
Chiến lược hợp lý cho giai đoạn hiện tại vẫn là duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc vừa (dưới 50% tài sản) để phòng thủ với các diễn biến khó lường và theo hướng tiêu cực ở giai đoạn hiện tại.
Thị trường đang có sự phân hóa tích cực, dòng tiền vẫn bị hút vào các nhóm cổ phiếu nổi bật như: Dầu khí, Cảng biển, Sản xuất điện, Hóa chất,… trong khi bị rút ra ở nhóm cổ phiếu Bất động sản,…
Theo Bộ Xây dựng, chung cư có niên hạn sẽ giúp giảm giá bán, người có thu nhập trung bình sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Việc đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà vẫn diễn ra...
Nguồn: [Link nguồn]