Nhà đại gia Ngô Trí Dũng bỏ túi thêm gần 700 tỷ đồng trong ngày dân chơi hoảng loạn

Trong ngày dân chơi trong nước hoảng loạn bán tháo bởi lo ngại căng thẳng leo thang tại Ukraine, khối tài sản của đại gia Ngô Trí Dũng và những người liên quan vẫn ghi nhận mức tăng tới gần 700 tỷ đồng.

Những căng thẳng leo thang tại Ukraine đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo và thị trường chứng khoán trong nước cũng không ngoại lệ.

Trong phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 17,45 điểm tương ứng 1,15% còn 1.494,85 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 16,79 điểm tương ứng 1,09% còn 1.522,04 điểm.

Trong khi đó, HNX-Index giảm 7,66 điểm tương ứng 1,73% còn 434,88 điểm; UPCoM-Index giảm 1,19 điểm tương ứng 1,05% còn 112,32 điểm.

Sắc đỏ bao trùm thị trường với tổng cộng 805 mã giảm giá trên cả 3 sàn, thanh khoản thị trường bùng nổ khi giá trị giao dịch trên HoSE được đẩy lên mức 35.020,44 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 1,16 tỷ cổ phiếu.

Trong khi đó, HNX cũng có 158,82 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 4.741,22 tỷ đồng và UPCoM có 115,39 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.424,22 tỷ đồng.

Khối tài sản của đại gia Ngô Trí Dũng và những người trong gia đình vẫn tăng gần 700 tỷ trong ngày dân chơi hoảng loạn bán tháo cổ phiếu

Khối tài sản của đại gia Ngô Trí Dũng và những người trong gia đình vẫn tăng gần 700 tỷ trong ngày dân chơi hoảng loạn bán tháo cổ phiếu

Trong ngày dân chơi hoảng loạn bởi lo ngại căng thẳng leo thang tại Ukraine khiến thị trường đỏ lửa thì khối tài sản của đại gia Ngô Trí Dũng và những người liên quan vẫn ghi nhận mức tăng ấn tượng gần 700 tỷ đồng.

Theo đó, mã cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 2,79%. Với mức tăng 2,79%, VPB cũng là mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng cao nhất trong nhóm VN30 và là một trong số ít mã cổ phiếu ngân hàng ghi nhận tăng điểm trong phiên giao dịch thị trường đỏ lửa.

Với việc đang trực tiếp nắm giữ hơn 219 triệu cổ phiếu VPB, khối tài sản của doanh nhân sinh năm 1968 người Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 219 tỷ đồng. Cùng với đó, khối tài sản của bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Dũng cũng ghi nhận mức tăng hơn 217 tỷ đồng khi bà Minh đang nắm giữ hơn 217,8 triệu cổ phiếu ngân hàng VPB.

Khối tài sản của bà Vũ Thị Quyên - mẹ ông Dũng cũng ghi nhận tăng hơn 217 tỷ đồng. Khối tài sản của bà Ngô Minh Phương - con gái ông Dũng cũng ghi nhận mức tăng hơn 7 tỷ đồng nữa. Ngoài ra khối tài sản của ông Trần Ngọc Bê, anh rể ông Dũng ghi nhận tăng hơn 34 tỷ đồng khi ông Bê đang nắm giữ hơn 34,4 triệu cổ phiếu.

Với việc đang nắm giữ tổng cộng hơn 695,8 triệu cổ phiếu VPB, khối tài sản Chủ tịch Ngô Trí Dũng và những người liên quan đang nắm giữ có giá thị trường lên tới hơn 25,675 tỷ đồng. Với khối tài sản này, gia đình Chủ tịch VPB là một trong những gia đình sở hữu khối tài sản lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Cổ phiếu VPB ghi nhận đà tăng mạnh sau khi giá trị thương hiệu của nhà băng này ghi nhận mức tăng ấn tượng trên bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu tài chính – ngân hàng giá trị nhất thế giới 2022” (Global Banking 500), VPBank thăng hạng 38 bậc, từ 243 lên vị trí 205.

Theo Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng 73% lên mức 871 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng 15 lần tính từ lần đầu tiên được Brand Finance định giá ở mức 57 triệu đô la Mỹ vào năm 2016.

Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 25/2, các chuyên gia của công ty chứng khoán SHS cho rằng chỉ số VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vẫn kết phiên trên vùng hỗ trợ kỹ thuật 1.485-1.490 điểm (MA20-50). Điều này cho thấy là xu hướng tăng đã bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa chuyển sang pha tiêu cực.

Nếu như không có những leo thang trong căng thẳng giữa Nga và Ucraina trong đêm nay thì trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index vẫn có thể hồi phục trở lại để cố gắng lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm.

Tương tự các chuyên gia của công ty chứng khoán MB (MBS) cũng nhận định thị trường sẽ ổn định trở lại trong các phiên tới khi lực cầu bắt đáy đã hoạt động rất tích cực trong phiên 24/2.

Yếu tố rủi ro lúc này vẫn đến từ sự bất định từ thị trường quốc tế, do vậy, nhà đầu tư hạn chế lướt sóng, bám chặt chiến lược dài hạn để loại bỏ những biến động mạnh như thời điểm hiện tại.

Các chuyên gia của công ty chứng khoán Việt Nam (KBSV) nhận định áp lực bán sau khi thử thách vùng cản 1.52x đang gây tác động không nhỏ đến thị trường và rủi ro xuất hiện thêm các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong những phiên tới vẫn đang để ngỏ.

Mặc dù vậy, chừng nào vùng hỗ trợ then chốt quanh 1.460 điểm chưa bị phá vỡ, KBSV vẫn nghiêng về cơ hội hồi phục và duy trì xu hướng tăng điểm cho VN-Index.

Sau khi chốt lời một phần trong những phiên trước, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể mở lại từng phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ của các mã mục tiêu.

Các chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam cũng nhận định thị trường có thể sẽ quay lại đà tăng và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.512 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn tiếp tục phân hóa và không có phản ứng bán tháo cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Điểm tích cực là lực cầu giá thấp tăng mạnh, cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu thoát khỏi thị trường mà luôn tìm kiếm cơ hội ở từng nhóm cổ phiếu.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ, cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia vàng lãi kỷ lục, nữ Chủ tịch và 3 ái nữ sở hữu tài sản cả nghìn tỷ đồng

Đại gia vàng PNJ vừa ghi nhận tháng kinh doanh ấn tượng nhất từ trước đến nay, cùng với đó, khối tài sản của nữ Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung cùng 3 người con gái cũng ghi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN