Vợ tỷ phú Trần Đình Long lấy lại vị trí trong danh sách người giàu từ đại gia Ninh Bình

Sau khi để đại gia Ninh Bình vượt trong danh sách người giàu, vợ của tỷ phú Trần Đình Long đã đòi lại vị trí của mình ở phiên giao dịch thị trường đỏ lửa.

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến khá tiêu cực trong phiên 7/4. Sắc đỏ bùng phát trên toàn thị trường với 744 mã giảm giá, trong khi chỉ có 269 mã tăng giá và 175 mã đứng tại tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index lao dốc 20,55 điểm (-1,35%) về 1.502,35 điểm, mức giảm mạnh nhất trong vòng một tháng qua. Tương tự, HNX-Index bốc hơi 5,22 điểm (-1,17%) xuống 441,61 điểm và UPCoM-Index mất 0,88% về 115,81 điểm.

Trong ngày chỉ số VN-Index giảm sâu nhất một tháng gần đây, vợ tỷ phú Trần Đình Long đã đòi lại vị trí trong Top những người giàu trên sàn chứng khoán từ đại gia Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy.

Theo đó, trong phiên giao dịch ngày 7/4 khối tài sản của ông Nguyễn Đức Thụy đã bị giảm hơn 422 tỷ đồng theo đà giảm của những cổ phiếu đang nắm giữ. Trong đó, khối tài sản của doanh nhân người Ninh Bình ở THD của CTCP Thaiholdings ghi nhận mức giảm tới hơn 402 tỷ đồng khi mã cổ phiếu này giảm 4.600 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 2,73%.

Bên cạnh đó, khối tài sản của đại gia Ninh Bình ở LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ghi nhận mức giảm hơn 20,7 tỷ đồng khi mã cổ phiếu này ghi nhận mức giảm 2,4%. Tính theo giá thị trường, khối tài sản của đại gia Ninh Bình đang nắm giữ giảm còn gần 15.155 tỷ đồng.

Cũng trong phiên giao dịch ngày 7/4, mã cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận mức giảm 700 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 1,48%. Với mức giảm này, khối tài sản của bà Vũ Thị Hiền - vợ tỷ phú Trần Đình Long cũng ghi nhận giảm gần 230 tỷ đồng.

Tính theo giá thị trường, khối tài sản vợ tỷ phú Trần Đình Long nắm giữ là 15.274 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Vũ Thị Hiền cũng đã đòi lại vị trí thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam từ ông Nguyễn Đức Thụy.

Kỷ lục gần 271.000 tài khoản chứng khoán mới mở trong tháng 3/2022

Kỷ lục gần 271.000 tài khoản chứng khoán mới mở trong tháng 3/2022

Trong khi đó, dù chỉ số VN-Index vừa có phiên giảm điểm mạnh nhất trong một tháng gần đây nhưng “sân chơi nóng” vẫn đang hút giới đầu tư.

Theo số liệu công bố của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), tổng số tài khoản chứng khoán của thị trường Việt Nam tính tới cuối tháng 3/2022 là gần 5 triệu tài khoản, tăng gần 271 ngàn tài khoản so với cuối tháng trước.

Đây là mức tăng kỷ lục về số tài khoản chứng khoán mở mới trong một tháng. Trước đó, kỷ lục mở mới tài khoản chứng khoán trong 1 tháng được thiết lập vào tháng 12/2021 với 226.390 tài khoản.

Cùng với lượng tài khoản mở mới, thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể trong tháng 3. Giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn chính tăng 15% so với đầu tháng và tăng 61% so với cùng kỳ lên 31.530 tỷ đồng/phiên, trong đó giá trị giao dịch bình quân trên HOSE tăng lên 26,051 tỷ đồng/phiên, tăng 11% so với đầu tháng và giá trị giao dịch bình quân trên HNX tăng đến 3.617 tỷ đồng/phiên tăng 40% so với đầu tháng. Giá trị giao dịch bình quân trên UPCOM cũng tăng 18% so với tháng trước lên 1.863 tỷ đồng/phiên.

Sau phiên giảm điểm sâu của chỉ số VN-Index, nhận định về phiên giao dịch cuối tuần chuyên gia các công ty chứng khoán đều tỏ ra thận trọng.

Các chuyên gia của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) cho rằng trong những phiên tới kể từ 08/04, nhiều khả năng thị trường sẽ quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480. Do đó, các nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tiếp theo.

Các chuyên gia của CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng giai đoạn hiện tại của thị trường vẫn phù hợp hơn cho hoạt động "lướt sóng" ngắn hạn theo sự vận động của dòng tiền. Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc "mượn" đà giảm của thị trường để chốt lời bớt các cổ phiếu đã có lợi nhuận, đồng thời gia tăng thêm tỷ trọng của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chú ý tiếp tục tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư và không lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn "tranh tối tranh sáng" như hiện tại.

Các chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam cũng cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.490 - 1.492 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có chiều hướng tăng dần, nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên cơ cấu lại danh mục.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn cũng thận trọng hơn diễn biến hiện tại. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Các chuyên gia của CTCK SHS nhận định sau phiên giao dịch ngày 7/4, các ngưỡng hỗ trợ tiềm năng của thị trường lần lượt là ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và ngưỡng kỹ thuật 1.490 điểm (MA20 - 50) vẫn được giữ vững để tạo điểm tựa cho phiên tiếp theo.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nếu như vùng hỗ trợ trong khoảng 1.490 - 1.500 điểm được giữ vững.

Nguồn: [Link nguồn]

Gia đình đại gia Thanh Hóa mất gần 800 tỷ đồng do ảnh hưởng từ tin Chủ tịch Tân Hoàng Minh Dũng bị bắt

Sau tin Chủ tịch Đỗ Anh Dũng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt tạm giam phục vụ điều tra, nhóm ngành BĐS đã có ngày “lau sàn”, trong đó gia đình đại gia người Thanh Hóa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN