Người nhà Chủ tịch Thép Pomina tiếp tục muốn thoái hết vốn
Sau 2 lần thoái vốn bất thành, bà Do Nhung, em gái ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina (POM – sàn HOSE) tiếp tục đăng ký bán toàn bộ hơn 6,57 triệu cổ phiếu POM, tỷ lệ 2,35%.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/11 đến ngày 14/12/2023, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Do Nhung sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu POM nào. Trong khi đó, ông Duy Thái hiện đang nắm giữ 869.400 cổ phiếu POM, tỷ lệ 0,31%.
Chiếu theo thị giá POM đóng cửa phiên 09/11 là 5,060 đồng/cp, giảm hơn 40% sau khi lập đỉnh hồi giữa tháng 7, ước tính em gái Chủ tịch Thép Pomina có thể thu về hơn 33 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn.
Trước đó, bà Do Nhung đã liên tục đăng ký thoái vốn nhưng bất thành với cùng lý do là không đạt được giá kỳ vọng.
Bà Do Nhung, em gái ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina tiếp tục đăng ký bán toàn bộ hơn 6,57 triệu cổ phiếu POM, tỷ lệ 2,35%
Cụ thể, trong thời gian 17-31/08, bà Do Nhung chỉ bán được 712,200 cp trên tổng số 7.3 triệu cp đăng ký bán, tương ứng tỷ lệ thành công chỉ đạt 9.8%. Sau đó, từ ngày 12/09 đến 11/10, bà Nhung tiếp tục đăng ký bán hơn 6.57 triệu cp còn lại nhưng đã không bán được cổ phiếu nào.
Diễn biến cổ phiếu POM gần đây cùng xu hướng chung của thị trường khi hồi phục gần 20% trong những phiên đầu tháng 11. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/11, cổ phiếu POM tăng 3,5% lên 5.060 đồng/CP, tương ứng tăng 17,67% so với phiên cuối tháng 10.
Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2023, Thép Pomina ghi nhận doanh thu đạt 2.947,96 tỷ đồng, giảm 73,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 646,98 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 707,55 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến 30/9/2023, Thép Pomina đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868,5 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ (vốn điều lệ là 2.796,8 tỷ đồng).
Năm 2023, Thép Pomina đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 150 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm 2023, mức lỗ mà POM ghi nhận đang vượt nhiều so với kế hoạch chỉ lỗ 150 tỷ đồng.
Có thể thấy, diễn biến phiên 9/11 với thanh khoản, khối lượng khớp lệnh ở mức cao, vượt mức trung bình 20 phiên và tăng hơn so với phiên bùng nổ hôm qua, nhưng VN-Index lại thu hẹp đáng kể đà tăng về cuối phiên với một thân nến đỏ cho thấy xung lực tăng điểm đã giảm đi đáng kể.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 10/11, các công ty chứng khoán cho rằng để thị trường có mức tăng bền vững thì khả năng cao cần có nhịp chỉnh để lấy lại cân bằng sau phiên tăng tốc trước đó.
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, hạn chế việc mua thêm.
Mặc dù tín hiệu của phiên bùng nổ hôm qua đã xác nhận xu hướng tăng, nhưng để thị trường có mức tăng bền vững thì khả năng cao cần có nhịp chỉnh để lấy lại cân bằng sau phiên tăng tốc trước đó.
CSI kỳ vọng VN-Index sẽ có nhịp chỉnh ngắn hạn về vùng hỗ trợ 1.090-1.100 điểm, sau đó sẽ quay lại xu hướng hồi phục.
Vì vậy, CSI khuyến nghị nhà đầu tư vẫn giữ nguyên quan điểm nắm giữ cổ phiếu, hạn chế việc mua thêm và chờ thị trường chung test ngưỡng hỗ trợ để gia tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu đã có lợi nhuận.
CTCK Vietcombank (VCBS) cũng lưu ý nhà đầu tư chủ động lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn, có thể cân nhắc bán một phần cổ phiếu trong tài khoản rồi canh mua lại ở những nhịp điều chỉnh giảm trong phiên hoặc giữ sức mua để tìm kiếm cơ hội giải ngân lướt sóng T+ nếu thị trường xuất hiện nhịp điều chỉnh, kiểm tra lại vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.080-1.085 điểm.
Nguồn: [Link nguồn]
Hàng chục cổ phiếu chứng khoán và bất động sản (BĐS) tăng kịch trần trong phiên 8/11. Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu NVL với liên tiếp các phiên tăng mạnh.