Nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường bứt phá mạnh với việc phục hồi của hàng loạt nhóm cổ phiếu trong đó ấn tượng nhất phải kể đến nhóm hàng không.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/9, VN-Index ghi dấu phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 10 điểm lên gần 892 điểm. HNX-Index tăng 0,56 điểm lên 125,41 điểm.

VN-Index ghi dấu phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 10 điểm

VN-Index ghi dấu phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 10 điểm

Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán với tỷ lệ mã tăng/giảm trên sàn HoSE là 276/129 mã và HNX là 90/73 mã. Thanh khoản thị trường ở mức cao, đạt hơn 6.400 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Ngoài ra, trong phiên này, VIC, VNM, BCM là những mã tác động mạnh tới thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 3,0; 1,03; 0,7 điểm. Ở chiều ngược lại, NVL, MSN, KDC đứng top đầu tác động tiêu cực tuy nhiên cũng không đáng kể.

Chốt phiên HVN tăng 3,11% lên mốc 26.500 đồng/cổ phiếu. 

Chốt phiên HVN tăng 3,11% lên mốc 26.500 đồng/cổ phiếu. 

Sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngành hàng không (HVN, VJC, FLC, AST, MAS, SAS, ACV...) là đáng chú ý nhất. Trong đó cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có mức tăng khá ấn tượng. Chốt phiên HVN tăng 3,11% lên mốc 26.500 đồng/cổ phiếu. 

Khối lượng giao dịch toàn phiên giá tốt với hơn 1,4 triệu cổ phiếu đã được khớp lệnh.

Hiện mã này đang hồi phục đáng kể khi tính chung qua 1 tuần đã tăng 8,38%. Còn nếu tính theo mốc quý thì đà tăng ấn tượng hơn với mức 22,12%.

Dù trên thị trường chứng khoán cổ phiếu HVN đang khởi sắc trở lại nhưng tình hình kinh doanh thời gian vừa qua của “ông lớn” này còn nhiều khó khăn.

Mới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2020 được soát xét bởi công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 6.678 tỉ đồng

Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 6.678 tỉ đồng

Đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nhưng kèm theo một số ý kiến nhấn mạnh. Cụ thể, theo Deloitte Việt Nam, tại ngày 30/6/2020 nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn 18.444 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 6.678 tỉ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5.362 tỉ đồng.

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Do vậy, "Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả… cũng như các diễn biến của dịch COVID-19", đơn vị kiểm toán nêu rõ.

Deloitte Việt Nam cho rằng có "các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục" của Vietnam Airlines.

Về phần mình, Vietnam Airlines cho biết để duy trì tối đa khả năng hoạt động liên tục, Tổng công ty đã thực hiện một số giải pháp như: Điều chỉnh lại lịch bay và các chặng bay phù hợp với nhu cầu thị trường và các diễn biến của dịch bệnh; Cơ cấu lại dịch vụ vận tải, trong đó tăng các chuyến bay chở hàng hóa trong giai đoạn suy giảm nhu cầu vận tải hành khách cả trong nước và quốc tế. 

Cắt giảm hàng loạt chi phí như chi quản lí chung, chi gián tiếp, chi quảng cáo – tiếp thị - xúc tiến thương mại, chi phí lương của phi công – tiếp viên – lãnh đạo…

Vietnam Airlines cũng tìm kiếm các nguồn thu khác như thanh lí máy bay, bán và thuê lại máy bay, thanh lí các khoản đầu tư. Trong năm 2020, Tổng công ty đã bàn giao 3/5 máy bay A321 CEO thuộc hợp đồng thanh lí 5 máy bay đã kí từ năm 2019 và thu được toàn bộ số tiền 365 tỉ đồng. Vietnam Airlines cũng đưa ra chủ trương bán 9 máy bay A321 CEO sản xuất năm 2007-2008.

Nguồn: [Link nguồn]

”Con cưng” của bầu Đức bất ngờ chuyển lỗ thành lãi

Dù số mã giảm điểm chiếm áp đảo nhưng phiên giao dịch đầu tuần vẫn giữ được sắc xanh nhờ lực kéo đến từ vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN