Một doanh nghiệp thép lãi đột biến, cổ phiếu tăng 100% từ đầu năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một DN ngành thép vừa công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận 6 tháng gấp 19 lần kế hoạch năm; cổ phiếu dù chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần, đã tăng 100% từ đầu năm 2024.

CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024. Trong quý 2/2024, TNS ghi nhận doanh thu đột biến 920 tỷ đồng, gấp hơn 7.5 lần cùng kỳ. Còn lãi ròng đạt hơn 13 tỷ đồng, gấp 3 lần mức lãi cả năm 2023. Điều này cho thấy sự hồi phục ấn tượng của công ty thương mại thép này. 

Theo lý giải của Công ty, TNS đã tìm kiếm được khách hàng mới và nguồn hàng có giá cả hợp lý dù thị trường thép cán nguội vẫn còn khó khăn và hồi phục chậm. Nhờ đó, sản lượng sản xuất tăng 162% và tiêu thụ tăng 171% so với cùng kỳ. Ngoài ra, biên lợi nhuận cũng cải thiện, từ 1.7% (cùng kỳ) lên 2.3%.

Trong quý 2/2024, TNS ghi nhận doanh thu đột biến 920 tỷ đồng, gấp hơn 7.5 lần cùng kỳ

Trong quý 2/2024, TNS ghi nhận doanh thu đột biến 920 tỷ đồng, gấp hơn 7.5 lần cùng kỳ

Kết quả ấn tượng của TNS càng củng cố thêm kỳ vọng về sự hồi phục của ngành thép, vốn đã bắt đầu từ cuối năm 2023. Điểm tích cực là sản lượng tiêu thụ đã hồi phục rất mạnh.

Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn chưa có cơ hội để phản ứng với kết quả đột biến của TNS, khi cổ phiếu TNS chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần. Dù vậy, từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu TNS đã tăng 100%. Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối tuần vừa qua (12/7), cổ phiếu của DN này tăng trần lên 4.900 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch 16/7 thanh khoản tăng trở lại, nhưng đà tăng bị thu hẹp về cuối phiên với thân nến đỏ cho thấy áp lực bán vẫn còn khá mạnh.

Nhận định phiên giao dịch tiếp theo (17/7), CTCK Vietcombank (VCBS)  khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh và duy trì danh mục với những mã như được nhận định là duy trì được xu hướng và không bị ảnh hưởng khi thị trường có diễn biến điều chỉnh. Đồng thời, tỷ trọng danh mục cũng chỉ nên giữ ở mức 50-60% để phòng ngừa rủi ro điều chỉnh có thể bất ngờ xảy ra trong ngắn hạn.

CTCK Asean cũng cho rằng, thị trường trải qua phiên giao dịch "xanh vỏ, đỏ lòng" với độ rộng chỉ ở mức trung lập, nhưng cường độ giảm điểm tỏ ra áp đảo so với cường độ tăng.

Đáng chú ý, áp lực bán lại tập trung ở các cổ phiếu dẫn dắt của các nhóm ngành trong giai đoạn trước như thép, vận tải biển, hàng không cho thấy bên cầm cổ phiếu đang có những động thái chốt lời quyết liệt hơn, dẫn đến việc đà tăng của thị trường ngày càng thu hẹp về cuối phiên.

Do đó, CTCK Asean lưu ý nhà đầu tư cân nhắc giải ngân, duy trì quan điểm vùng cân bằng kỳ vọng là ngưỡng 1.265-1.275 điểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây luôn duy trì vị trí trong Top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đạt trên 190 tỉ đô la, riêng năm 2023, lượng kiều hối cả nước ước đạt khoảng 16 tỉ đô la, tăng 32% so với năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN