Một doanh nghiệp sàn HoSE đặt kế hoạch doanh thu bằng 60% GDP Việt Nam năm 2023?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vì một lỗi hy hữu, doanh nghiệp này đã đưa ra kế hoạch doanh thu tới gần 6.6 triệu tỷ đồng theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024. Trong khi đó, GDP cả nước năm 2023 khoảng 11 triệu tỷ đồng (433.7 tỷ USD).

CTCP Điện lực Khánh Hòa (Mã KHP - HoSE) ngày 2/7 đã cập nhật thông cáo đính chính số liệu kế hoạch kinh doanh trong biên bản ĐHCĐ thường niên 2024, tổ chức ngày 26/6.

Theo công bố trước đó, KHP đưa ra kế hoạch doanh thu tới gần 6.6 triệu tỷ đồng cho năm 2024, tổng chi phí hơn 6.5 triệu tỷ đồng, và lãi trước thuế hơn 50 tỷ đồng. Trong khi đó, GDP cả nước năm 2023 hơn 11 triệu tỷ đồng - tương đương 433.7 tỷ USD. Có nghĩa, doanh thu kế hoạch của KHP gần bằng 60% GDP năm 2023 của toàn Việt Nam.

Do nhầm lẫn, KHP đưa ra kế hoạch doanh thu tới gần 6.6 triệu tỷ đồng cho năm 2024

Do nhầm lẫn, KHP đưa ra kế hoạch doanh thu tới gần 6.6 triệu tỷ đồng cho năm 2024

Tuy nhiên, các thông tin trên đã có sự nhầm lẫn. Doanh nghiệp cho biết trong quá trình đánh máy soạn thảo về đánh số thứ tự và dấu phân cách hàng thập phân đã có sai sót. Con số đúng là gần 6.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, và hơn 6.5 ngàn tỷ đồng chi phí.

KHP tiền thân là Sở Quản lý và Phân phối Điện Phú Khánh, được thành lập năm 1976. Sau nhiều lần đổi tên, năm 1996, Công ty chính thức mang tên Điện lực Khánh Hòa. trực thuộc Công ty Điện lực 3 - Tổng công ty Điện lực Việt Nam của EVN.

Về tình hình hoạt động, trong 8 năm trở lại đây, doanh thu của KHP tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2023, Doanh nghiệp đạt 6.2 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 20%; lãi ròng gần 55 tỷ đồng, rơi khoảng 7% so với năm trước đó.

Tại quý 1/2024, tình hình của KHP vẫn tỏ ra tích cực với gần 1.5 ngàn tỷ đồng doanh thu, hơn cùng kỳ 30%; lãi ròng hơn 10 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 40 tỷ đồng).

Kể từ nửa cuối năm 2022 tới nay, cổ phiếu KHP dành phần lớn thời gian giao dịch dưới mệnh giá. Đóng cửa phiên giao dịch 3/7, cổ phiếu của DN ngành điện này tăng 2,1% ở mức giá 10.200 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, mặt bằng thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy tổng thể dòng tiền mua lên đang thiếu đi sự quyết liệt. Các công ty chứng khoán nhận định, trong các phiên giao dịch tới dự kiến sẽ xảy ra nhiều "rung lắc" hơn.

CTCK Vietcombank (VCBS) khuyến nghị, nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục và có thể canh những nhịp điều chỉnh trong phiên để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn ở các vùng giá chiết khấu tốt.

Một số nhóm ngành có thể cân nhắc để chọn lọc cổ phiếu trong những phiên tới là phân đạm, hóa chất, thép, dầu khí, điện.

CTCK Asean nhận định, động lượng tăng điểm của thị trường chậm lại trước kháng cự động 1.275 điểm. Song, dòng tiền đã bắt đầu lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa như hóa chất, vận tải biển cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục phân hóa và tìm kiếm cơ hội giải ngân.

Mặt bằng thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy tổng thể dòng tiền mua lên đang thiếu đi sự quyết liệt, nên trong các phiên giao dịch tới dự kiến sẽ xảy ra nhiều "rung lắc" hơn.

“Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát thêm diễn biến trong các phiên tới và chỉ giải ngân đối với các cổ phiếu có sự tích lũy vững chắc từ 3-6 tháng” - CK Asean nhận định.

Trong bối cảnh thị giá ở mức cao đột biến so với quá khứ, một số cổ đông lớn và lãnh đạo của doanh nghiệp này đã bán ra lượng lớn cổ phiếu để chốt lời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN