Một doanh nghiệp dược liệu và thực phẩm bị phạt thuế gần 780 triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Do lỗi hạch toán chi phí lãi vay không đúng hạn, CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (Mã VHE-HNX) đã bị xử phạt vi phạm hành chính gần 780 triệu đồng.

CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (Mã VHE-HNX) vừa thông báo quyết định xử phạt thuế của Cục Thuế TP. Hà Nội ngày 31/8/2022.

Theo đó, VHE bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế do lỗi hạch toán chi phí lãi vay không đúng hạn.

Cụ thể: công ty bị xử phạt hành chính 109 triệu đồng do kê khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp; 24,1 triệu đồng do có hành vi phát sinh giao dịch liên kết nhưng không nộp các phụ lục theo quy định; 30,6 triệu đồng do lỗi khai sai nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (Mã VHE-HNX) đã bị xử phạt vi phạm hành chính gần 780 triệu đồng

CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (Mã VHE-HNX) đã bị xử phạt vi phạm hành chính gần 780 triệu đồng

Bên cạnh đó, VHE bị buộc khắc phục hậu quả trong đó nộp đủ 545,1 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu vào ngân sách nhà nước, 66,9 triệu đồng tiền chậm nộp thuế.

Như vậy, công ty bị xử lý số thuế tổng cộng gần 776 triệu đồng.

Về kết quả kinh doanh, công ty ghi nhận doanh thu quý 4/2022 đạt 118 tỷ, tăng hơn 34%; lợi nhuận sau thuế đạt 128 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ (1,85 tỷ), tương ứng giảm 89%. Theo VHE, doanh thu tăng hơn 34%, giá vốn tăng gần 76% do tình hình biến động của thị trường, nền kinh tế thế giới và trong nước làm giá cả đầu vào tăng. Mặt khác, chi phí quản lý tăng gần 33% so với cùng kỳ do công ty đang cơ cấu lại hệ thống nhân sự để tăng hiệu quả.

Kết thúc năm 2022, doanh thu đạt 265 tỷ, tăng 13% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lãi sau thuế lại giảm về còn 1,43 tỷ, cùng kỳ lãi hơn 2 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 10,2 tỷ hồi đầu năm xuống còn 145 triệu; các khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp đôi từ 8 tỷ lên 15,87 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm nhẹ xuống gần 303 tỷ đồng - trong đó dự phòng hàng tồn kho là gần 600 triệu; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh từ hơn 8 tỷ xuống còn gần 1,5 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/2, giá cổ phiếu này dừng ở 3.100 đồng/cổ phiếu và không có giao dịch.

Trước diễn biến thị trường phục hồi liền 2 phiên đã giúp chỉ số VN-Index tăng nhẹ trong tuần, cắt mạch giảm 2 tuần liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, thị trường hồi phục trên nền thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn thận trọng.

Nhận định phiên giao dịch cuối tuần (17/2), hầu hết các CTCK đều đưa ra quan điểm tương đối thận trọng.

Công ty CK Yuanta nhận định, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trên quan điểm thận trọng, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tạm dừng bán và quan sát thị trường. Đồng thời, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thì có thể xem xét mua mới với tỷ trọng thấp đối với các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì cho rằng, thị trường vẫn còn quán tính hồi phục, tuy nhiên cần lưu ý áp lực cung sẽ gia tăng đáng kể khi VN-Index tiến gần đến vùng 1.065 điểm. Do đó, nhà đầu tư cần chú ý quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá trạng thái thị trường, tạm thời nên tránh mua đuổi và trạng thái quá mua. Hơn nữa, có thể tận dụng nhịp hồi hiện tại để cơ cấu theo hướng giảm thiểu rủi ro cho danh mục.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu FLC bị hủy niêm yết, quyền lợi nhà đầu tư sẽ ra sao?

Trước thông tin gần 710 triệu cổ phiếu FLC vừa bị hủy niêm yết, nhiều người băn khoăn nhà đầu tư cầm cổ phiếu sẽ ra sao?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN