Mỗi ngày doanh nghiệp của đại gia Trương Gia Bình thu về gần 160 tỷ đồng
Riêng trong tháng 5, FPT đã thắng thầu thêm 6 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án.
Thị trường tăng điểm trở lại nhưng giao dịch khá thận trọng. VN-Index nhích lên trên 1.280 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Lực cầu mạnh giúp hầu hết nhóm ngành cổ phiếu tăng điểm. Trong đó, bán buôn; bảo hiểm; khai khoáng; sản phẩm cao su; sản xuất nhựa - hóa chất; tiện ích; dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí; thiết bị điện tăng trên 1%.
Về cuối phiên chiều, các nhóm cổ phiếu vẫn thay nhau giữ nhịp cho thị trường. Trong đó, nỗ lực nâng đỡ thuộc về các cổ phiếu midcap và penny trong khi nhóm vốn hóa lớn đã hạ nhiệt đáng kể. DGC, NTL, TNH, TEG, QCG, CCL giữ sắc tím trần khi đóng cửa.
Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) bất ngờ tăng tốc mạnh mẽ trở lại. Chốt phiên 18/6, cổ phiếu này tăng kịch trần lên mức 14.950 đồng/cp – cao nhất trong vòng 2 năm kể từ giữa tháng 6/2022. Cùng với đó, giao dịch rất sôi động, đạt hơn 36,6 triệu đơn vị, đứng đầu toàn sàn chứng khoán về thanh khoản thị trường.
Kết quả phiên giao dịch ngày 18/6, Vn-Index tăng 4,73 điểm (tương đương 0,37%) lên 1.279,5 điểm. HNX-Index tăng 1,27 điểm (0,52%) lên 244,43 điểm. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (0,23%) còn 98,31 điểm.
Chỉ số tăng nhưng thị trường vẫn khá âm u
Thanh khoản tương đương phiên giao dịch hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25,3 nghìn tỷ đồng. Thị trường ghi nhận 546 mã tăng giá, 344 mã giảm giá và 218 mã đứng giá tham chiếu.
DGC là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,84 điểm. Ở chiều ngược lại, CTG lấy đi của Vn-Index 0,51 điểm.
Phiên này, FPT của Tập đoàn FPT là một trong những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chính. Chốt phiên, FPT giảm 0,62%, còn 128.000 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm giá thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này.
Liên quan đến FPT, theo báo cáo kinh doanh 5 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT ghi nhận doanh thu 23.916 tỷ và lợi nhuận trước thuế 4.313 tỷ đồng, cùng tăng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ tăng hơn 21% đạt 3.052 tỷ đồng.
Mảng Dịch vụ công nghệ thông tin thị trường nước ngoài tiếp đà tăng trưởng khi doanh thu đóng góp gần 12.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng xấp xỉ 30%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường chủ lực.
FPT của đại gia Trương Gia Bình ăn nên làm ra
Trong đó, thị trường Nhật Bản và APAC đạt mức tăng trưởng cao, lần lượt 34% và 31%. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 16.341 tỷ đồng, tăng hơn 17% chủ yếu do tập đoàn đẩy sớm việc ký mới ngay trong tháng 12/2023.
Riêng trong tháng 5, FPT đã thắng thầu thêm 6 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án đã thắng từ đầu năm đến nay lên 26 dự án, cho thấy nhu cầu đầu tư cho công nghệ ngày càng cao trên toàn cầu.
Năm 2024, FPT đặt mục tiêu doanh thu 61.850 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đồng loạt tăng khoảng 18% so với kết quả năm 2023. Như vậy, với kết quả đạt được sau 5 tháng đầu năm, tập đoàn đã hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Cầu thủ này nhận mức lương cao top đầu châu Âu khi chuyển đến thi đấu cho câu lạc bộ ở Đức.
Nguồn: [Link nguồn]