Lượng người tham gia "sân chơi nóng" trong tháng tư vẫn cao thứ hai trong lịch sử

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

VN-Index giảm mạnh nhưng thị trường vẫn đón hơn 230.000 tài khoản cá nhân mới trong một tháng, đưa tổng số tài khoản lần đầu vượt mốc 5 triệu.

Đây là lượng tài khoản mở mới hàng tháng cao thứ hai trong lịch sử, chỉ xếp sau mức 270.000 tài khoản của tháng trước.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 231.960 tài khoản chứng khoán trong tháng 4. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là nòng cốt khi mở mới 231.782 tài khoản bên cạnh 178 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức. Lượng tài khoản mở mới tuy giảm so với con số kỷ lục vào tháng trước nhưng vẫn ghi nhận mức cao thứ 2 trong lịch sử.

Tháng tư, có hơn 230.000 tài khoản cá nhân mới mở mới cao thứ hai trong lịch sử

Tháng tư, có hơn 230.000 tài khoản cá nhân mới mở mới cao thứ hai trong lịch sử

Tính chung 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 908.460 tài khoản chứng khoán, gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước đến cuối tháng 4 đạt 5,2 triệu, chiếm hơn 5% dân số. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, mục tiêu tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2030 đạt 10% hoàn toàn khả thi.

Nhà đầu tư trong nước được nhiều công ty chứng khoán nhận định là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong suốt hơn một năm qua. Nhóm này thường xuyên chiếm trên 80% tổng giá trị giao dịch của thị trường.

Nhưng sau bốn tháng mua ròng liên tiếp, cá nhân trong nước đã đảo chiều bán ròng 4.680 tỷ đồng trong tháng 4 khi thị trường bước vào chu kỳ điều chỉnh. Ở chiều ngược lại, tổ chức trong nước và nước ngoài lần lượt mua ròng 770 tỷ đồng và 3.900 tỷ đồng.

"Trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cá nhân khó có thể quay trở lại thị trường với việc mua vào mạnh mẽ khi mùa kết quả kinh doanh dần kết thúc và ít tin tức hỗ trợ hơn trong tháng 5", báo cáo chiến lược của Công ty Chứng khoán Rồng Việt viết.

Thực tế cũng cho thấy trong dòng tiền của nhà đầu tư trong nước đã suy yếu đáng kể khi thanh khoản bình quân mỗi phiên từ đầu tháng đến nay chỉ khoảng 15.600 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 23.000-25.000 tỷ đồng trong những tháng cuối năm ngoái.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/5, các công ty chứng khoán cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và VN-Index có thể sẽ thử thách lại khoảng trống giảm giá 1.315 – 1.328 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp.

Theo Chứng khoán KB (KBSV), VN-Index trải qua nhịp điều chỉnh giằng co đầu phiên trước khi hồi phục và mở rộng đà tăng về cuối phiên. Với việc lấy lại trạng thái cân bằng sau nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ sâu, chỉ số đang có cơ hội bước vào nhịp hồi phục với vùng cản kế tiếp tại quanh 1.340.

Mặc dù vậy, rủi ro tiếp tục mở rộng nhịp điều chỉnh vẫn hiện hữu và VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ gần 1.26x trong những phiên tới. Đây cũng là chốt chặn phải được bảo lưu nếu không khả năng tiếp tục phá đáy ngắn hạn cần được tính đến.

Nhà đầu tư được khuyến nghị nâng dần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn tại vùng hỗ trợ những cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.

Còn theo phân tích của Chứng khoán MB (MBS), việc thanh khoản thấp hơn cũng là tín hiệu tích cực, phản ánh lực bán giảm và thị trường tăng do lực cầu phải nâng giá mới khớp lệnh. Không có yếu tố cơ bản nào có thể thay đổi diễn biến thị trường từ hàng chỗ có hàng trăm cổ phiếu giảm sàn ở phiên hôm qua thành phiên phục hồi mạnh mẽ và trên diện rộng như hôm nay, chỉ có thể là do tâm lý nhà đầu tư đã có sự thay đổi.

Một phiên tăng cũng chưa làm thay dổi xu hướng của thị trường hiện tại, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi thêm về thanh khoản thị trường trong các phiên tới để có thêm tín hiệu kiểm tra đáy ở phiên vừa qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu “nằm sàn” la liệt, nhà đầu tư thông minh làm gì lúc này?

Theo các chuyên gia, mặc dù thị trường xuống trong dài hạn nhưng vẫn khó xác định thị trường đã chạm đáy hay chưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN