Lợi nhuận khủng, doanh nghiệp của ông Trương Gia Bình muốn chia cổ tức 2021 đến 55%
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 tăng 30%, chia cổ tức năm 2021 đến 55% và phát hành ESOP...
Theo báo cáo, năm 2021, FPT Retail đạt 22,495 tỷ đồng doanh thu thuần và 444 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 53% và gấp 17.8 lần năm 2020. Tuy nhiên, biên lãi gộp đi ngang ở mức 14%.
Động lực tăng trưởng của FRT trong năm 2021 đến từ ngành ICT và chuỗi nhà thuốc Long Châu. Trong đó, doanh thu laptop ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, tăng gấp 2.2 lần năm 2020, nhờ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà tăng đột biến trong quý 3. Chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu gấp 3.3 lần, đóng góp 35% tăng trưởng của năm 2021, nhờ mở rộng thêm 200 cửa hàng mới và các shop cũng tăng trưởng 2 con số.
Năm 2021, chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu gấp 3.3 lần, đóng góp 35% tăng trưởng của năm 2021
Năm 2022, FRT lên kế hoạch kinh doanh với 27,000 tỷ đồng doanh thu thuần và 720 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 20% và 30% so với năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận mục tiêu cao nhất từ khi thành lập của Công ty.
Để đạt được mục tiêu trên, FRT sẽ mở mới thêm 70 trung tâm laptop trong năm 2022. Ngoài ra, Công ty sẽ mở mới từ 70 đến 100 cửa hàng cho FPT Shop và dự kiến mở thêm ít nhất 300 cửa hàng Long Châu.
Với kết quả kinh doanh lập đỉnh, HĐQT trình cổ đông phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 50% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cp được nhận thêm 50 cp mới và 50,000 đồng. Thời gian chi trả muộn nhất trong quý 3/2022 sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt.
Bên cạnh đó, FRT cũng đề cập kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 10%. HĐQT sẽ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế để quyết định mức tạm ứng cổ tức tại thời điểm thích hợp trong năm và các vấn đề liên quan khác.
Ngoài ra, FRT sẽ trình cổ đông chủ trương phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong doanh nghiệp (ESOP), ESOP sẽ dựa trên kết quả kinh doanh 2022 với mức giá 10,000 đồng/cp.
Theo đó, sau khi Công ty vượt ngưỡng tăng trưởng 20%, cứ mỗi 10% tăng trưởng thêm, CBNV được hưởng 1% ESOP (tức trong năm 2022, nếu lợi nhuận Công ty tăng trưởng 30% thì sẽ phát hành 1% ESOP)...
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận diễn biến tiêu cực. Tính cho cả tuần, VN-Index giảm hơn 23 điểm, dừng chân ở mức 1,458.56 điểm.
Nhận định về tuần giao dịch tiếp theo từ 18/4-22/4, Công ty CK Sài Gòn - Hà Nội – SHS khuyên NĐT lùi về các vùng giá thấp để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Lại thêm một tuần khá buồn nữa giành cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam với việc chỉ số VN-Index (-1,6%) giảm tuần thứ hai liên tiếp. Mặc dù chỉ giao dịch 4 phiên nhưng nếu tính trung bình từng phiên và thanh khoản khớp lệnh cũng đi xuống thể hiện việc dòng tiền vẫn đang do dự ở thời điểm hiện tại.
Theo nhận định của SHS, với diễn biến hiện tại thì trong tuần giao dịch tiếp theo 18/4-22/4, thị trường khó có thể nhanh chóng bứt phá để hướng đến các vùng giá cao hơn mà có thể sẽ cần lùi về các vùng giá thấp để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Nếu cầu bắt đáy là đủ tốt thể hiện qua việc thanh khoản được cải thiện thì thị trường mà đại diện là chỉ số VN-Index có thể hồi phục trở lại.
“Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trong phiên 13/4 khi thị trường test hỗ trợ 1.425-1.450 điểm có thể tiếp tục nắm giữ và gia tăng tỷ trọng nếu một lần nữa VN-Index test lại vùng này” – SHS lưu ý.
Công ty CK MB – MBS thì cho rằng trong những phiên giao dịch tới, dòng tiền có thể dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ và cổ phiếu được hưởng lợi.
Thị trường tuy điều chỉnh nhưng vẫn nằm trong xu hướng đi ngang kéo dài từ đầu tháng 2 đến nay với vùng dao động từ 1.440 điểm đến 1.500 điểm.
Nhà đầu tư vẫn tìm kiếm cơ hội ở những nhóm cổ phiếu riêng lẻ. Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đà tăng của giá hàng hóa và năng lượng như dầu khí, phân bón, cao su, thủy sản, dệt may,… vẫn thu hút được dòng tiền vào. “Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc tham chiếu vào chỉ số lúc này có thể bị nhiễu” – MBS đưa ra nhận định.
Theo MBS, với diễn biến như vậy, dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ và các cổ phiếu được hưởng lợi từ thị trường hàng hóa. Nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng trong môi trường thị trường còn nhiều biến động như hiện nay, không bình quân giá xuống và hạ tỷ trọng margin về mức an toàn.
Hơn 28,7 triệu cổ phiếu Quốc tế Hoàng Gia (RIC) sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 16/5/2022 là dokết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tục...
Nguồn: [Link nguồn]