Loạt cổ phiếu "họ" bất động sản đồng loạt tăng “bốc đầu”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Loạt cổ phiểu nhóm ngành BĐS như DXG, CEO, HQC, DIG,… đã xác lập đà tăng tới hàng chục % trong khoảng 2 tháng trở lại đây, thậm chí QCG tăng hơn 120% sau chưa đầy 1 tháng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/6, nhóm bất động sản đã nâng đỡ chỉ số khi các mã vốn bị xả mạnh giai đoạn trước là NVL, PDR và HPX cũng đồng loạt tăng trần “nhuộm tím” với lượng dư mua trần còn khá lớn.

Điểm sáng trong phiên thuộc về nhóm bất động sản, không chỉ các mã nhỏ EVG, QCG, TDH, mà cả các mã vốn bị xả mạnh giai đoạn trước là NVL, PDR và HPX cũng đồng loạt tăng trần với lượng dư mua trần còn khá lớn với khoảng 2 triệu đơn vị.

Cổ phiếu ngành BĐS đồng loạt tăng trần “nhuộm tím” thị trường

Cổ phiếu ngành BĐS đồng loạt tăng trần “nhuộm tím” thị trường

Trong đó, NVL tăng trần ở mức 14.550 đồng/cổ phiếu, thanh khoản tốt nhất nhóm với hơn 53 triệu đơn vị. Theo sau là PDR tăng trần ở mức 15.950 đồng/cổ phiếu khi khớp lệnh 22,3 triệu đơn vị.

Có thể thấy, trong nhóm ngành BĐS, một số cái tên như DXG, CEO, HQC, DIG,… đã xác lập đà tăng tới hàng chục % trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Đáng chú ý, QCG còn bật tăng tới 120% chỉ sau chưa đầy 1 tháng lên mức giá 9.280 đồng/cp, qua đó leo lên vùng giá cao nhất trong gần 12 tháng.

Sau thời gian “ngụp lặn” với mức giảm sâu, nhóm cổ phiếu BĐS bất ngờ trỗi dậy bật tăng mạnh mẽ khi nhiều thông tin hỗ trợ liên tiếp xuất hiện thời gian vừa qua.

Việc NHNN liên tiếp giảm lãi suất điều hành từ đầu năm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là nhóm có nợ vay cao. Động thái này phần nào giúp giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các doanh nghiệp nói chung và nhóm vay nợ lớn như bất động sản nói riêng.

Bên cạnh đó, NHNN còn tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tháng 4 thông qua việc ban hành các thông tư cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn (Thông tư 02/2023) và cho phép ngân hàng thương mại được mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán ra trong vòng 12 tháng (Thông tư 03/2023), sắp tới là dự thảo thông tư điều chỉnh giảm hệ số rủi ro đối với một số khoản vay tài trợ dự án bất động sản khu công nghiệp, cho vay mua nhà ở xã hội (dự thảo sửa đổi thông tư 41/2016).

Theo nhiều chuyên gia, những quy định mới sẽ tác động tích cực, tạo đà cho nhóm cổ phiếu BĐS bứt phá. Đó chính là những nút thắt được tháo gỡ giúp nhóm cổ phiếu này dậy sóng trên thị trường khoảng thời gian gần đây.

Đóng cửa phiên giao dịch 7/6, VNINDEX với thanh khoản lớn hơn 18k tỷ đồng đến từ lực cầu mua lên và áp lực chốt lời của bên bán. Trước diễn biến của thị trường, nhận định về phiên giao dịch tiếp theo các công ty chứng khoán cho rằng, xu hướng của thị trường hiện tại vẫn là tăng điểm, tuy nhiên thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều phiên rung lắc trước khi đạt được vùng điểm mong muốn.

Công ty CK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá áp lực chốt lời suy yếu kết hợp với lực mua chủ động gia tăng về cuối phiên đã giúp cho chỉ số bảo vệ thành công ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1,100. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới, cơ hội mở rộng đà tăng điểm tích cực và hướng lên vùng đích kỳ vọng kế tiếp 1,120 của VN-Index vẫn tiếp tục được đánh giá cao.

Công ty CK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và hướng về vùng kháng cự 1,115–1,125 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch 08/06.

“Các chỉ số chính đang tiến vào các vùnlg kháng cự mạnh cho nên chúng tôi đánh giá cơ hội giải ngân ngắn hạn tiếp tục thu hẹp và rủi ro T+ tăng cao” – YSVN lưu ý.

Việt Nam: 506.000 lao động mất việc, 10 nhóm nghề giảm tuyển dụng lao động nhiều nhất

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của nhiều nhóm ngành nghề trong những tháng đầu năm nay giảm sút từ 18 - 43% so với giai đoạn trước đại dịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN