Lỗ nhiều quý liên tiếp, doanh nghiệp xây dựng thay cả Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc trong một ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kinh doanh thua lỗ liên tục, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) quyết định đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc trong một ngày.

Kinh doanh thua lỗ liên tục, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) quyết định đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.

Cụ thể, ông Đoàn Văn Thuận sẽ rời vị trí Chủ tịch HĐQT TDC để đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch HĐQT thường trực nhiệm kỳ 2024-2029 kiêm Tổng Giám đốc Công ty, kể từ ngày 19/06/2024.

Vai trò Chủ tịch HĐQT TDC sẽ được giao cho ông Quảng Văn Viết Cương, người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Công ty.

CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) quyết định đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.

CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) quyết định đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.

Cùng ngày, HĐQT TDC thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Hồ Hoàn Thành, theo nguyện vọng cá nhân. Sau khi từ nhiệm, ông Thành sẽ chuyển sang làm Phó Tổng Giám đốc Công ty với thời hạn bổ nhiệm là không kỳ hạn. Ngược lại, ông Đoàn Văn Thuận được bầu giữ vị trí Tổng giám đốc từ ngày 19/6.

Được biết, TDC là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thương mại. Quyết định "thay máu" lãnh đạo đặt trong bối cảnh tình hình kinh doanh của DN ảm đạm. Năm 2023, Công ty lỗ ròng gần 403 tỷ đồng và cũng là mức lỗ kỷ lục từ khi niêm yết trên HOSE năm 2010.

Kết thúc quý 1/2024, TDC lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng, giảm so với số lỗ hơn 40 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, nối dài chuỗi lỗ quý thứ 6 liên tiếp, kể từ quý 4/2022 và còn cách rất xa mục tiêu lãi "khủng" 408 tỷ đồng năm 2024.

Với việc tiếp tục lỗ trong quý đầu năm 2024, tính tới 31/3/2024, tổng lỗ luỹ kế của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã lên tới 390,57 tỷ đồng, bằng 39% vốn vốn điều lệ (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng).

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu TDC tiếp tục một phiên giảm điểm, đưa giá cổ phiếu về 8.800 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, dưới sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index đã cho phản ứng hồi phục và hình thành mẫu nến rút chân quanh ngưỡng hỗ trợ gần.

Mặc dù vậy, áp lực cung phía trên vẫn còn tương đối lớn và nhóm cổ phiếu trụ chỉ có thế giúp giữ nhịp cho chỉ số. Do đó, rủi ro chỉ số có thể đảo chiều đang có phần lấn át hơn khi VN-Index tiếp cận trở lại các vùng kháng cự.

Nhận định phiên giao dịch 21/6, CTCK KB Việt Nam (KBSV), lưu ý nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các phiên hồi phục sớm. Ưu tiên bán chốt lời các vị thế trading đã mở và hạ tỷ trọng danh mục xuống ngưỡng an toàn khi chỉ số tiếp cận các vùng kháng cự.

CTCK Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng, thị trường vẫn đang cố gắng cân bằng và tìm lại động lực tăng khi nỗ lực duy trì xu hướng sideway với biên độ nhỏ.

“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên để gia tăng tỷ trọng đối với những cổ phiếu thu hút dòng tiền ổn định và duy trì được xu hướng tốt thuộc nhóm ngành như công nghệ, dầu khí” – VCBS lưu ý thêm.

Cổ phiếu "ông lớn" ngành vận tải biển nhiều lần tăng hết biên độ trong khoảng thời gian ngắn gần đây, đưa thị giá vượt mốc đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 8/2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN