Liên tục rớt giá, loạt cổ phiếu ngân hàng chỉ còn mức giá dưới 20.000 đồng
So với vùng "đỉnh" cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện đã giảm 40-50% giá trị.
Sau giai đoạn phục hồi vào tháng 7 và 8, kể từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu giảm sâu trong tháng 9 và là nhân tố chính kéo Vn-Index xuống dưới vùng 1.200 điểm.
Có thể thấy, không chỉ cổ phiếu NVB mà hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng mất giá mạnh trong thời gian vừa qua. So với vùng "đỉnh" cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện đã giảm 40-50% giá trị.
So với vùng "đỉnh" cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện đã giảm 40-50% giá trị
Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, định giá cổ phiếu nhiều ngân hàng đã giảm xuống dưới mức trung bình 3 năm. Một số ngân hàng có chỉ số P/B thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm.
Tính đến cuối phiên sáng ngày 28/9, có 15 trong 27 mã ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpcoM đã có thị giá dưới 20.000 đồng/cp; thậm chí giá cổ phiếu VAB của VietABank và VBB của VietBank hiện còn thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng).
Danh sách các cổ phiếu dưới 20.000 đồng còn có những mã ''ngân hàng quốc dân'' một thời như SHB (12.550 đồng/cp), LPB (13.250 đồng/cp), VPB (18.400 đồng/cp), HDB (18.950 đồng/cp). Trong khi STB và MBB cũng đang tiệm cận vùng giá này.
Các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến thị giá của nhóm ngân hàng điều chỉnh mạnh trong thời gian qua. Trong đó, việc phát hành hàng tỷ cổ phiếu để chia cổ tức, thưởng cho cổ đông là yếu tố chính khiến thị giá cổ phiếu vua bị điều chỉnh.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng lo lắng về triển vọng ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng siết chặt quản lý thị trường trái phiếu, chứng khoán và mới nhất là mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh.
"Những lo ngại của thị trường về lạm phát và nợ xấu gia tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng kể từ đầu năm. Tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp mục đích để cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn" - chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho hay.
Nhận định về triển vọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, trong ngắn hạn, rất khó để nhóm này có thể bật tăng mạnh và kéo thị trường chứng khoán đi lên, dù định giá ngành này ở mức hấp dẫn. Nhưng về dài hạn, một số ngân hàng vẫn có thể tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2023 và nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ dẫn dắt VN-Index lên những tầm cao mới trong tương lai.
Vùng giá hiện nay vẫn tương đối hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn và ưa chuộng cổ phiều ngân hàng, đặc biệt là những nhà băng có chất lượng tài sản vững chắc, bộ đệm dự phòng mạnh mẽ với triển vọng tăng trưởng bền vững.
Nhận định về phiên giao dịch ngày 29/9, Công ty Chứng khoán BIDV – BSC khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế giao dịch.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/9, VN-Index giảm gần 23 điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với sắc đỏ bao trùm 18/19 ngành. Đồ thị ngày liên tục xuất hiện hai gap down tính từ đầu tuần tới nay cho thấy tâm lý thị trường đang tiêu cực. “Nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch trong những phiên tới” – BSC đưa ra lưu ý.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội – SHS khuyên nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý. Thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên chờ thêm các thông tin mới về vĩ mô, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp... cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện tốt hơn mới xem xét gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư đối với các mã có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo các chuyên gia, trong dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến...