"Lệch sóng", hai tỷ phú bất động sản đánh mất hàng nghìn tỷ đồng
Chuỗi tăng điểm ngắn ngủi của thị trường chấm dứt do dòng tiền của nhà đầu tư đã hạ nhiệt.
Kết phiên giao dịch 10/12, VN-Index giảm 4,44 điểm về 1.464 điểm; HNX-Index mất gần 2 điểm và vẫn giữ được cột mốc 450 điểm.
VN-Index giảm 4,44 điểm về 1.464 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán hạ nhiệt về ngưỡng 28,5 nghìn tỷ.
Những cổ phiếu bất động sản nhỏ hơn nhưng thanh khoản cao như PXL, NTB, CLG, PVL, TNT, HPX, IDC đều đua nhau giảm giá với thanh khoản tăng vọt. Nhóm cổ phiếu bất động sản đã có chu kỳ tăng giá mạnh nhịp gần đây nên áp lực chốt lãi lớn đã và đang xảy ra ở nhóm cổ phiếu này.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa mạnh mẽ phiên hôm nay. Tại nhóm này có một nửa số mã tăng, một nửa số mã giảm. Ở chiều tăng, TPB, BID, VIB tăng hơn 1% nhưng đều không đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày.
Ở chiều ngược lại, PVR, PPI, LDG, CII, ITA, NDN, HAG tăng giá mạnh mẽ cùng thanh khoản cao.
Trong nhóm VN30, VIC, NVL giảm khá mạnh phiên hôm nay. Hai mã cổ phiếu này lấy đi của thị trường gần 5 điểm.
Chốt phiên, VIC giảm tới 3.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,64%) về mốc 103.100 đồng/cổ phiếu. Tương tự, NVL cũng giảm tới 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,74%) về mốc 113.000 đồng/cổ phiếu.
VIC, NVL giảm khá mạnh phiên hôm nay.
Với mức giảm này, tài sản của hai vị tỷ phú giàu top 10 trên sàn chứng khoán cũng giảm mạnh. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm nay đã mất 8.400 tỷ đồng vì đà lao dốc của cổ phiếu VIC. Còn ông chủ NVL - Bùi Thành Nhóm hôm nay cũng mất 634 tỷ đồng.
Dù vây, hai vị tỷ phú này vẫn nằm trong top 5 tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Tài sản của hai vị tỷ phú giàu top 10 trên sàn chứng khoán cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên hai cổ phiếu hàng đầu trong nhóm bất động sản này vẫn đang giữ được đà tăng khá tốt với mức tăng mỗi tháng đều đạt trên 8% giá trị.
Theo nhiều chuyên gia, việc đẩy mạnh đầu tư công là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản. Một số dự án lớn tại khu vực phía Nam như sân bay Long Thành, các tuyến metro và các trục giao thông nối TP.HCM với các địa phương lân cận, quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng tại Hà Nội… có tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong trung và dài hạn. Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất tại các khu vực này sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất tăng. Nhờ đó, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng sẽ hưởng lợi từ yếu tố này.
Từ năm 2016, đại gia bất động sản Sudico liên tục xin nợ khoản cổ tức hàng trăm tỷ vì không có tiền.
Nguồn: [Link nguồn]