Kỷ lục mới về vay nợ để tham gia sân chơi nóng tại Việt Nam
Bên cạnh việc dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư đổ vào thị trường thì một yếu tố quan trọng không kém thúc đẩy kênh đầu tư chứng khoán lên ngôi chính là lượng dư nợ cho vay tai các công ty chứng khoán.
Kết phiên giao dịch 21/7, VN-Index giảm 2,5 điểm (0,2%) còn 1.270,79 điểm, HNX-Index giảm 0,1% xuống 300,8 điểm.
VN-Index giảm 2,5 điểm (0,2%) còn 1.270,79 điểm.
Điều quan trọng với thị trường chứng khoán lúc này chính là yếu tố dòng tiền. Phiên giao dịch hôm nay, dòng tiền tiếp tục trạng thái mất hút khi khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 18,1 nghìn tỷ đồng, chỉ tương đương với hơn 551 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Nhóm Bluechips vẫn giữ được đà tăng khá và góp phần kéo thị trường lên đáng kể như: VHM, VIC, TVB, SAB...
Ở chiều ngược lại, VCB, GAS và HPG tác động tiêu cực nhất lên thị trường khi lấy đi của VN-Index 1,1; 0,8 và 0,6 điểm.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu "nóng" thời gian qua là cổ phiếu chứng khoán cũng là một trong những tác nhân khiến thị trường không giữ được sắc xanh.
Cổ phiếu chứng khoán cũng là một trong những tác nhân khiến thị trường không giữ được sắc xanh.
Cổ phiếu SSI hôm nay chìm trong sắc đỏ với việc mất đi 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,28%) về mốc 51.500 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có tới hơn 9,5 triệu cổ phiếu được trao tay. Hiện "ông lớn" ngàng chứng khoán này vẫn đang trên đà tăng cực kì ấn tượng với mức tăng hơn 51% giá trị.
MBS cũng chung "số phận" với SSI khi đỏ rực cả phiên. Chốt phiên mã này giảm 0,69% về mốc 28.700 đồng/cổ phiếu.
HCM cũng giảm tới gần 3% lùi về mốc 46.100 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,1 triệu cổ phiếu.
SHS cũng giảm 0,51% về mốc 39.400 đồng/cổ phiếu.
FTS hôm nay ngược dòng thị trường khi tăng 1,82% giá trị lên mốc 33.600 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 437,8 nghìn cổ phiếu khớp lệnh. Tính chung qua 1 tuần mã này vẫn đang tăng hơn 5,3% giá trị.
VND hôm nay vững vàng ở mốc tham chiếu với mức giá 41.400 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có gần 6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Tính chung qua 1 tuần mã này cũng đã tăng hơn 6,4% giá trị.
Có thể thấy nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng trưởng khá nóng thời gian qua do sự quan tâm của nhà đầu tư tới sân chơi chứng khoán. Bên cạnh việc dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư đổ vào thị trường thì một yếu tố quan trọng không kém thúc đẩy kênh đầu tư chứng khoán lên ngôi chính là lượng dư nợ cho vay tai các công ty chứng khoán.
Theo ước tính, dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường tính tới cuối quý 2/2021 vào khoảng 145.000 tỷ đồng (~6,3 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập tới nay. So với quý trước đó, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán (CTCK) trên thị trường đã tăng thêm khoảng 35.000 tỷ đồng.
Tính riêng 20 CTCK lớn nhất thị trường có dư nợ cho vay cuối quý 2/2021 lên tới 122.000 tỷ đồng, tăng khoảng 24.000 tỷ (+24%) so với quý trước và tăng gần 3 lần so với thời điểm thị trường tạo đáy tại vùng 660 điểm vào cuối quý 1/2020.
Hầu hết các CTCK trên thị trường đều tăng trưởng dư nợ mạnh trong quý 2/2021. Nổi bật về tăng trưởng dư nợ trong quý vừa qua phải kể tới SSI với mức tăng trưởng 45,3% lên 16.159 tỷ đồng, vượt qua Mirae Asset (dư nợ 15.111 tỷ đồng) để trở thành CTCK có dư nợ cho vay lớn nhất thị trường.
Trong top đầu các CTCK có dư nợ lớn nhất thị trường, VND và TCBS có mức tăng trưởng khá mạnh với 42% so với quý trước, đạt lần lượt 9.302 tỷ đồng và 8.569 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, chính dòng tiền margin từ các nhà đầu tư nội đã góp phần quan trọng giúp thị trường đứng vững trước áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian qua.
Thị trường chứng khoán những phiên đầu tuần liên tiếp lao dốc và kèm theo nỗi thất vọng của hàng ngàn nhà đầu tư...
Nguồn: [Link nguồn]