Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai về tay Tập đoàn Mường Thanh

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bán cho Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, trước khi về tay Tập đoàn Mường Thanh.

Đại diện Tập đoàn Mường Thanh cho báo giới biết đơn vị này đã chính thức tiếp quản khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (tỉnh Gia Lai). Thời gian tới, tập đoàn này sẽ có những cải tạo cần thiết để vận hành khách sạn này, nội dung cụ thể sẽ công bố chi tiết sau.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai vốn là tài sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG), đi vào hoạt động từ tháng 12/2005. Đây là khách sạn duy nhất đạt chuẩn 4 sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, gồm 117 phòng ngủ, với 3 loại phòng Suite, Deluxe và Superior. Nhiều phòng tại đây có view nhìn ra quang cảnh của các ngọn núi hoặc thung lũng.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bán cho Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, trước khi về tay Tập đoàn Mường Thanh.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bán cho Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, trước khi về tay Tập đoàn Mường Thanh.

Công trình này sở hữu vị trí đắc địa, ngay Quảng trường Phù Đổng - trung tâm thành phố Pleiku, cạnh ngã tư Hùng Vương - QL19 - Nguyễn Tất Thành - Trường Chinh.

Hồi tháng 10/2023, Hoàng Anh Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch HĐQT thông báo bán lại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai cho một doanh nghiệp tên là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai.

Năm 2019, Tập đoàn Mường Thanh cũng đã mua lại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng, đổi tên thành Mường Thanh Luxury Sông Hàn. Khách sạn này cũng nằm tại trung tâm Đà Nẵng, quy mô 23 tầng với 206 phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn 5 sao, là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Nẵng.

Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với doanh thu thuần đạt 1.518 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế 281 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 2.759 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 507 tỷ đồng, tăng 32%.

Năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục với 7.750 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 1.320 tỷ đồng, giảm 26% so với năm ngoái. Như vậy, sau 6 tháng, Hoàng Anh Gia Lai đã thực hiện được 36% mục tiêu doanh thu và 38% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai liên tục xu hướng giảm điểm, trong đó có những phiên bị bán với khối lượng khớp lệnh cao đột biến, như phiên 8/8 (hơn 34 triệu cổ phiếu), phiên 9/8 (hơn 12 triệu cổ phiếu).

Trước diễn biến của thị trường phiên 13/8, VN-Index gần như đi ngang trong phiên cho thấy đà tăng tạm chững lại sau chuỗi phiên hồi phục trước đó. Mặc dù các nhóm ngành có sự điều chỉnh luân phiên, nhưng thanh khoản thấp cho thấy lực cung từ bên bán đang dần thu hẹp. Đáng chú ý ở nhóm bất động sản bắt đầu có diễn biến tích cực, cho thấy dòng tiền đang lan tỏa rộng hơn.

CTCK Asean (Aseansc) khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình cao, với vùng mua kỳ vọng quanh ngưỡng 1,215 điểm.

CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định, hiện tại có thể thấy lực cầu còn khá trầm lắng nhưng điều tích cực là dòng tiền vẫn có sự phân hóa khi tìm đến các cổ phiếu, nhóm ngành riêng lẻ. Theo VCBS, nhà đầu tư ưu tiên chiến lược đầu tư ngắn hạn với tỷ trọng danh mục ở mức vừa phải, chọn lọc các mã có thời gian tích lũy tốt và thuộc nhóm ngành được kỳ vọng cao như bán lẻ, xăng dầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ lọt Top 3 mã giảm mạnh nhất sàn HoSE trong tuần 5-9/8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN