Hai mã cổ phiếu “họ” Hoàng Anh không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) và công ty con là CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) bị Sở Giao dịch CK TP Hồ Chí Minh (GDCKTPHCM) đặt nằm trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do Chứng khoán thuộc diện cảnh báo.
Ngày 13/4, Sở GDCKTPHCM đã công bố hàng loạt doanh nghiệp nằm trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đến ngày 13/4/2023.
Đáng chú ý, trong danh sách này Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) và Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HNG) cùng có trụ sở chính tại số 15 Trường Chinh, TP Pleiky, tỉnh Gia Lai bị nằm trong danh sách này với lý do Chứng khoán thuộc diện cảnh báo.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) và Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HNG) không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
Trước đó, ngày 7/10/2022 Sở GDCKTPHCM đã ban hành Quyết định 740/QĐ-SGDHCM đưa chứng khoán của HAG vào diện bị kiểm soát.
Tuy nhiên, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 bị thua lỗ, ngày 5/4 vừa qua, cơ quan này quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu của HAG từ ngày 12/4/2023.
Cụ thể, theo Sở GDCKTPHCM, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 là -3.341,01 tỷ đồng. Căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022, cổ phiếu chưa đáp ứng quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/2/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Ngoài công ty mẹ HAG, một công ty con là HNG cũng bị Sở GDCKTPHCM đưa vào diện không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do Chứng khoán thuộc diện cảnh báo.
Không những nằm trong danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, mới đây, ngày 5/4/2023 cổ phiếu của HNG bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/4/2023.
Lý do được Sở GDCKTPHCM đưa ra là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là -1.119,43 tỷ đồng, Lợi nhận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 là -3.576,45 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 và năm 2022, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, sau những nỗ lực tăng điểm bất thành, VN-Index dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm giằng co về cuối phiên. Lực cầu suy yếu kết hợp với áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên đã khiến cho chỉ số một lần nữa lùi về quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1,065 điểm (+5 điểm). Mặc dù vậy, cơ hội hồi phục trở lại và hướng lên ngưỡng cản gần quanh 1,080 điểm của VN-Index vẫn tiếp tục được bảo lưu.
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/4, nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng một phần tỷ trọng trading khi chỉ số về quanh hỗ trợ gần.
CTCK Vietcombank (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục quan sát diễn biến VN-Index tại vùng hỗ trợ hiện tại trong những phiên tới thay vì vội vàng giải ngân bắt đáy để chờ đợi những tín hiệu tạo đáy ngắn hạn chắc chắn hơn xuất hiện.
Trong khi đó, CTCK Tân Việt (TVSI) cho rằng nhịp điều chỉnh đã kết thúc và thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng tăng giá trở lại.
“Trong các phiên tới, chỉ số được dự báo sẽ đi ngang tích lũy và siết chặt biên độ giao dịch trở lại. Phiên bùng nổ thanh khoản kỳ vọng diễn ra trong tuần tới” – TCSI lưu ý.
Theo thống kê, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023 có hơn 235 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước; có khu vực, thậm chí số sàn giao dịch BĐS đóng cửa...
Nguồn: [Link nguồn]