Gom “tiền dành dụm” đầu tư chứng khoán: Chỉ mong hơn lãi suất tiết kiệm!

“Tôi mới mở tài khoản thời điểm đầu tháng hai vừa qua. Kiến thức về mảng này tôi cũng có ít nhiều, nhưng khi trải nghiệm thực tế mới thấy mình hoàn toàn lý thuyết suông. Lời nhiều chắc khó, chỉ mong hơn lãi suất gửi tiết kiệm là được”…

Đó là chia sẻ của chị Thảo Anh 28 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi quyết định mở tài khoản chứng khoán để “tập tành đầu tư cổ phiếu”.

Trong hai tháng đầu năm, xuất hiện nhiều nhà đầu tư rót tiền nhàn rỗi vào chứng khoán

Trong hai tháng đầu năm, xuất hiện nhiều nhà đầu tư rót tiền nhàn rỗi vào chứng khoán

Năm 2021 dịch COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, cùng với mặt bằng lãi suất thấp,… dự báo chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hút dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Nhưng theo các chuyên gia, thị trường chứa đựng rất nhiều điều mà chúng ta không thể biết trước.

Trong tháng 2 vừa qua, chị Thảo Anh quyết định mở tài khoản chứng khoán để “tập tành đầu tư”, vì chị chứng kiến năm vừa qua nhiều bạn bè, đồng nghiệp hoan hỉ với những món lời từ kênh này. Quan trọng hơn là mới đây, khi đáo hạn sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng nếu gửi lại chị chỉ nhận mức 5,8%/năm trong khi lãi suất (LS) trước đó gần 7%. Vì vậy, chị Thảo Anh quyết định rút bớt 100 triệu đồng - một nửa số tiền tiết kiệm để chuyển sang đầu tư chứng khoán, chỉ mong tài khoản dương hơn so với lãi suất tiết kiệm là được.

Tương tự, anh Nguyễn Trung Hiền (Thanh Trì, Hà Nội), cho biết sau khi bán mảnh đất dịch vụ ở quê được 1 tỷ đồng, trong lúc chưa tìm được nhà ưng ý để mua, anh quyết định dành ra 200 triệu rót vào chứng khoán để tập tành “nuôi”.

Có thể nói, kể từ cuối năm 2020 ai cũng thấy dòng tiền liên tiếp dịch chuyển từ các kênh khác chảy sang thị trường chứng khoán (TTCK).

Chị Thảo Anh và anh Hiền là một trong số khá nhiều người đã tính đến việc tham gia vào thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm mới sau khi kênh này đã tăng đến gần 15%, có những nhà đầu tư (NĐT) gặt hái lợi nhuận lên đến 50 - 60% trong năm vừa qua.

Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng năm 2021, chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hút dòng tiền của nhà đầu tư mới nhưng không dễ “ăn” như năm vừa qua.

Nhận định về xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư trong thời gian qua, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, khi bất động sản khó khăn, vàng kém sôi động, tỷ giá không tăng, dòng tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư F0 có thể quay trở lại kênh gửi tiết kiệm nhưng chỉ là một phần.

Đối với thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây có biến động, nhưng khó diễn ra hoạt động rút vốn ồ ạt sang gửi tiết kiệm, bởi còn tùy vào tâm lý của từng nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia, lãi suất giảm đã kích thích dòng vốn giá rẻ tiếp tục chảy vào kênh đầu tư chứng khoán

Theo các chuyên gia, lãi suất giảm đã kích thích dòng vốn giá rẻ tiếp tục chảy vào kênh đầu tư chứng khoán

Khối phân tích VnDirect đã đưa ra những dự báo lạc quan cho thị trường trong năm nay. Ông Đinh Quang Hinh - Chuyên viên phân tích của VNDirect cho rằng

Có thể nói, việc mặt bằng lãi suất về mức rất thấp trong nhiều năm đã khiến một phần dòng tiền trong dân cư cũng như tổ chức chuyển hướng sang các kênh đầu tư tài sản, mà nổi bật nhất là chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy dòng tiền và thanh khoản trên TTCK tăng mạnh thời gian qua.

Trong năm 2021, ông Hinh dự báo lãi suất huy động và cho vay có thể giảm tiếp 20-50 điểm phần trăm trong bối cảnh chính sách tiền tệ được nới lỏng và áp lực lạm phát hạ nhiệt, qua đó sẽ kích thích dòng vốn giá rẻ tiếp tục chảy vào kênh đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, dòng tiền nội tiếp tục đổ mạnh vào TTCK.

Còn theo ông Phan Dũng Khánh, giảng viên tài chính Trường Doanh nhân Bizlight, chứng khoán có nhiều lĩnh vực, nhiều cổ phiếu khác nhau nên mang lại nhiều lựa chọn cho NĐT. Một số lĩnh vực sẽ có được lợi thế phát triển trong năm nay như công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, ngành năng lượng, dầu khí... Các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải sẽ phục hồi từ mức đáy khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, vắc xin đang được triển khai mạnh ở nhiều nước trong đó có tại Việt Nam.

Tuy nhiên cũng không dễ tăng như năm vừa qua bởi sau một chu kỳ đi lên thì trong ngắn hạn thị trường sẽ có sự điều chỉnh. Đồng thời khi kinh tế dần phục hồi thì Chính phủ sẽ có nhiều chính sách để tập trung hướng dòng tiền vào hoạt động sản xuất nhiều hơn và cổ phiếu không còn cơ hội sinh lời cao như ở mức đáy đi lên trong năm vừa qua.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), tới cuối tháng 2/2021, số tài khoản chứng khoán tại thị trường Việt Nam đạt hơn 2.91 triệu tài khoản. Số tài khoản mở mới trong tháng 2 là hơn 57.3 ngàn, giảm gần 34% so với tháng trước đó.

Trong tháng đầu năm nay, có 86.269 tài khoản chứng khoán của các NĐT trong nước được mở mới, tăng 36,4% so với tháng 12.2020. Đây là số tài khoản mở mới trong một tháng cao nhất lịch sử hoạt động hơn 20 năm của TTCK Việt Nam.

Nếu tính cả 2 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận số tài khoản mở mới lên tới hơn 144 ngàn tài khoản, bằng 36% lượng mở mới của năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Vàng chênh lệch hơn 8 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đối mặt nhiều rủi ro

Từng được coi là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng trước biến động của giá thời gian gần đây, đầu tư vàng đang bị coi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Những kênh đầu tư năm 2021 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN