Giá thép nội địa giảm 9 lần liên tiếp, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long đánh rơi hơn 72.600 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

10 doanh nghiệp thép lớn nhất trên sàn đã mất 98.000 tỷ đồng vốn hóa từ đầu năm trong đó riêng “anh cả” Hòa Phát (mã HPG) đã đánh rơi hơn 72.600 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm, hầu hết các cổ phiếu thép đều đã giảm hàng chục %, thậm chí mất hơn một nửa thị giá sau hơn 6 tháng. Vốn hóa của toàn ngành thép cũng theo đó bị thổi bay hơn 100.000 tỷ đồng (~ 4,26 tỷ USD) từ đầu năm 2022.

Tính riêng 10 doanh nghiệp thép lớn nhất trên sàn, con số này đã lên đến 98.000 tỷ đồng (~ 4,2 tỷ USD) trong đó vốn hóa của "anh cả" Hòa Phát (mã HPG) đã mất hơn 72.600 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là Hoa Sen Group (mã HSG), Thép Việt Nam (mã TVN), Thép Nam Kim (mã NKG), Thép Pomina (mã POM),... cũng đều bị "bốc hơi" hàng nghìn tỷ vốn hóa.

So với đầu năm, vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát đã bốc hơi 72.800 tỷ đồng

So với đầu năm, vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát đã bốc hơi 72.800 tỷ đồng

Hòa Phát hiện nay là doanh nghiệp có nhiều cổ phiếu lưu hành nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trên các tên tuổi lớn khác như BIDV, Vietcombank, VietinBank, …

Tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát, cho biết ông nhận được nhiều phản ánh từ nhà đầu tư nói rằng Hòa Phát trả cổ tức bằng cổ phiếu là chia “giấy lộn”.

Ông Long coi những lời lẽ này là có tính “xúc phạm” vì Hòa Phát hiện nay là doanh nghiệp sản xuất lớn nhất Việt Nam, doanh thu một năm khoảng 150.000 tỷ, tức là mỗi ngày làm ra 400-500 tỷ đồng. “Không thể nói cổ phiếu HPG là giấy lộn được”, ông Long khẳng định.

Kết phiên giao dịch ngày 18/7, giá HPG giảm 2,6% còn 22.600 đồng/cp. So với đầu năm 2022, HPG đã lao dốc 35,6%, vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát vì thế mà đã bốc hơi 72.800 tỷ đồng.

Giá trị số cổ phiếu HPG mà gia đình ông Trần Đình Long nắm giữ cũng sụt giảm mạnh. Tại đại hội cổ đông cuối tháng 5, ông Long khẳng định sẽ không bao giờ thoái vốn khỏi Hòa Phát nhưng cũng không cam kết mua thêm HPG vì chưa chắc đã thu xếp được nguồn tài chính.

Nhận định về phiên giao dịch ngày 19/7, các công ty chứng khoán cho rằng, với tín hiệu gia tăng của áp lực chốt lời, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tới 19/07.

Thị trường sẽ cần thêm thời gian để hấp thụ cung và có thể kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục được hỗ trợ khi lùi về vùng 1.170 điểm.

Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), sau nhịp hồi phục mạnh, thị trường kiểm nghiệm ngưỡng cản 1.185 điểm thì tốc độ tăng của thị trường chung đã chững lại và thể hiện sự đuối sức nhất định khi đối mặt với mốc kháng cự này - đây là ngưỡng kháng cự tại đường MA20 ngày.

Việc giảm điểm cũng là hệ quả của việc thanh khoản không thể bứt phá rõ rệt kể từ đầu tuần tới nay, do vậy khi không còn sự hỗ trợ của các trụ hoặc các trụ gặp áp lực bán như phiên hôm nay thì 1 phiên giảm điểm là điều tất yếu.

Thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng đáy cũ 1.150 điểm, điều này trái ngược hoàn toàn với việc thị trường thế giới tiếp tục tích cực. Phiên ngày mai sẽ rất quan trọng, nhà đầu tư chờ đợi thị trường sẽ phản ứng thế nào khi kiểm tra lại vùng đáy cũ.

Còn theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), mặc dù cơ hội mở rộng nhịp hồi phục ngắn hạn vẫn hiện hữu, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tới trước khi hồi phục trở lại với vùng hỗ trợ gần tại quanh 1.160 (+-5).

Cặp đôi nhà Hoàng Anh Gia Lai HAG – HNG rủ nhau tăng vọt

Cặp đôi cổ phiếu nhà Hoàng Anh Gia Lai HAG – HNG lọt top tăng mạnh nhất tuần và là tâm điểm đáng chú ý của thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN