Dự chi 700 tỷ “bắt đáy” cổ phiếu, đại gia Đặng Thành Tâm đang sở hữu tài sản thế nào?

Trước đà lao dốc của cổ phiếu KBC thời gian gần đây, đại gia Đặng Thành Tâm đã công bố kế hoạch chi hơn 700 tỷ đồng để “bắt đáy” cổ phiếu này.

Cùng với đà suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam, thị giá cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc cũng đã giảm mạnh thời gian gần đây.

Thống kê cho thấy, trước phiên giao dịch ngày 10/11, KBC cũng đã có chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp để đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/11 ở mức giá 14.200 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm 77% so với đỉnh 62.200đ/cổ phiếu cuối năm ngoái. Giảm gần 52% so với thời điểm chốt danh sách chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 3:1 vào ngày 22/6.

Trước đà “lao dốc” của KBC, ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) đã đăng ký mua vào 50 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp mình làm lãnh đạo. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Tạm tính theo thị giá 14.100 đồng/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 10/11, ông Đặng Thành Tâm dự chi hơn 700 tỷ đồng để mua thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Nếu giao dịch thành công, ông Đặng Thành Tâm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 163,6 triệu đơn vị, tương đương 21,32% vốn điều lệ tại KBC.

Đại gia Đặng Thành Tâm dự chi hơn 700 tỷ đồng để “bắt đáy” cổ phiếu KBC

Đại gia Đặng Thành Tâm dự chi hơn 700 tỷ đồng để “bắt đáy” cổ phiếu KBC

Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11, khối tài sản ông Đặng Thành Tâm đang trực tiếp nắm giữ trên sàn chứng khoán Việt Nam có giá trị hơn 2.016 tỷ đồng. Trong đó, với việc sở hữu hơn 113,66 triệu cổ phiếu KBC, khối tài sản của ông Tâm tại đây có giá trị hơn 1.602 tỷ đồng.

Trong khi ông Đặng Thành Tâm dự kiến chi số tiền lớn “bắt đáy” cổ phiếu KBC thì ở chiều ngược lại khối ngoại liên tục bán tháo mã cổ phiếu này trong thời gian gần đây.

Cụ thể, quỹ thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán ra tổng cộng hơn 2 triệu cổ phiếu KBC vào ngày 4/11. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã giảm từ 5,03% xuống còn 4,76% và không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp từ ngày 8/11.

Cùng với đó, KBC vừa công bố kế hoạch tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 02 hoặc năm 2023 lần 01 tùy thuộc vào điều kiện hoàn thiện thủ tục tổ chức Đại hội.

Nội dung đáng chú ý là doanh nghiệp xin ý kiến cổ đông về đông việc thực hiện chia cổ tức 20% bằng tiền hay mua vào cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, tăng giá trị cổ phiếu để đem lại lợi ích chính đáng cho cổ đông khi tình hình thị trường chứng khoán khó lường.

Về tình hình kinh doanh quý 3, KBC đạt 203 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 37% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, KBC bất ngờ khoản lợi nhuận từ công ty liên kết gần 2.000 tỷ đồng. Đây là giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phát sinh trong quý 2/2022.

Tuy nhiên, lúc này do tính chuyên môn cao, phức tạp cần nhiều thời gian nên KBC đã phối hợp với các bên (có E&Y) để khắc phục và ghi nhận vào quý 3/2022. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế thu về đột biến 1.936 tỷ, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 59 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, KBC ghi nhận doanh thu 1.288,5 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với con số cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nhờ lãi lớn quý 3, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm lại tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 2.135 tỷ đồng.

Mất hơn 2,2 tỷ USD, ông Trần Đình Long rớt khỏi danh sách tỷ phú USD

Đà giảm của cổ phiếu HPG thời gian qua khiến khối tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long “bốc hơi” hơn 2,2 tỷ USD. Đại gia người Hải Dương thậm chí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN