Đón tin vui, cổ phiếu của đại gia Trương Gia Bình vẫn diễn biến bất ngờ

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Trái ngược với tin vui từ kinh doanh, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT liên tục sụt giảm mấy phiên gần đây.

Tập đoàn FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2024 với doanh thu đạt 34.243 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 6.075 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,5% và gần 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) tăng gần 23% lên 4.285 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 2.934 đồng/cổ phiếu.

Tính riêng trong tháng 7/2024, LNTT của FPT đạt 875 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng tháng 7 tăng mạnh 25% so với cùng kỳ năm trước lên 613 tỷ.

Năm 2024, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 7 tháng đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 55% kế hoạch doanh thu và 56% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Mới đây, FPT đã khai trương văn phòng mới tại quận Mita, khu Minatoku - một trong những khu vực cao cấp, đắt giá nhất Tokyo và là nơi quy tụ những tập đoàn lớn như NEC Global, KCCS… Văn phòng này cũng là trụ sở mới của FPT tại Nhật Bản.

Trái ngược với tin vui từ kinh doanh, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT liên tục sụt giảm mấy phiên gần đây. Cổ phiếu này đã có chuỗi ba phiên giảm liên tiếp. Phiên hôm nay, FPT để mất 0,62%, xuống còn 128.700 đồng/cổ phiếu.

Với phiên giảm hôm nay, FPT nằm trong top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số chính trong phiên khi lấy đi của Vn-Index 0,28 điểm.

Sau phiên sáng giao dịch thận trọng và khá ảm đạm do dòng tiền yếu khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm, thị trường bước sang phiên chiều tiếp diễn trạng thái rung lắc, xoay nhẹ quanh ngưỡng 1.225 điểm và duy trì đến hết phiên.

Kết quả phiên giao dịch ngày 15/8, VN-Index giảm 6,80 điểm (-0,55%), xuống 1.223,56 điểm. HNX-Index giảm 1,14 điểm (-0,50%), xuống 228,54 điểm.  UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,50%), xuống 92,18 điểm.

Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giao dịch điện tử

Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giao dịch điện tử

Nhà đầu tư gần như đứng ngoài quan sát thị trường. Thanh khoản tụt mạnh so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 12,9 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 109 mã tăng, 301 mã giảm, 64 mã đứng giá.

VHM là mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với 0,7 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, GVR có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 0,71 điểm của chỉ số chung.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 621,94 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 2.168,29 tỷ đồng và bán ra1.546,35 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán tháng 8 có khoảng trống thông tin về doanh nghiệp sau báo cáo tài chính quý II đã công bố, vì vậy, thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp vốn hóa lớn, tăng trưởng GDP. Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt hoặc câu chuyện tăng trưởng ở thời gian qua sẽ là tâm điểm lớn của dòng tiền.

Điểm tích cực là hơn 50% số lượng cổ phiếu trên sàn HOSE giữ được đường trung bình 200 ngày (MA200) và các cổ phiếu lớn ở nhóm VN30 vẫn duy trì được sức mạnh. Dù vậy, các phiên phục hồi tuần qua vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ dấu hiệu tạo đáy, chỉ mang tính chất hồi phục T+. Nhà đầu tư nên tránh mua đuổi và an toàn nhất là nên mua lại khi thị trường có dấu hiệu tạo đáy rõ ràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia này sở hữu trữ lượng khoáng sản rất lớn, hàng năm đưa về hàng tỷ USD nhưng vẫn rất nghèo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN