Đòi miễn thuế nhưng "ông lớn" hàng không không chịu bán vé máy bay giá rẻ
Thị trường tăng điểm tích cực trong bối cảnh dòng tiền vẫn mất hút.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,59 điểm (0,45%) lên 1.459,33 điểm; HNX-Index tăng 0,6% lên 446,18 điểm và UPCom-Index tăng 0,48% lên 116,04 điểm.
VN-Index tăng 6,59 điểm (0,45%) lên 1.459,33 điểm.
Thanh khoản thị trường có phần sụt giảm với giá trị giao dịch 3 sàn chỉ đạt khoảng 22.000 tỷ đồng.
Hầu hết các nhóm ngành đều diễn biến phân hoá, bên tăng cũng tăng không quá mạnh để đủ sức dẫn dắt thị trường.
Ở nhóm Bluechips, các cổ phiếu như GAS, DGC, SAB, BCM, NVL, DXG… đồng thuận tăng giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.
Nhóm ngân hàng ghi nhận diễn biến khả quan với MBB, TCB, STB, CTG tăng tốt, thậm chí VCB tăng mạnh 1,7% qua đó đóng góp tích cực nhất với 1,7 điểm tăng cho VN-Index.
Diễn biến tích cực cũng ghi nhận tại nhóm phân bón, cảng biển, thép,.. Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản cũng ghi nhận nhiều mã tăng điểm.
Ở chiều ngược lại, bộ đôi VIC và VHM và nhóm cổ phiếu chứng khoán VND, BSI, ORS giảm điểm mạnh, qua đó tạo áp lực lớn lên thị trường.
Chốt phiên HVN giảm 1,72% về mốc 25.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HVN hôm nay tiếp tục có một phiên giảm điểm. Chốt phiên HVN giảm 1,72% về mốc 25.700 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Đến hết phiên lượng dư mua vẫn gấp đôi lượng dư bán.
Trong 1 tháng gần đây, mã cổ phiếu này liên tục giằng co rung lắc vì những thông tin liên quan đến việc "mở cửa" bầu trời quốc tế. Tính chung qua 1 tháng mã này đã giảm gần 2,5% giá trị. Tuy nhiên nếu tính theo mốc quý mã này đã tăng hơn 10% giá trị.
Vietnam Airlines muốn được phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa.
Liên quan đến mã này, mới đây Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã kiến nghị tới Bộ Tài chính phương án áp dụng chính sách miễn 100% thuế môi trường đối với nhiên liệu hàng không trong năm 2022.
Đồng thời, hãng cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh giá trần vé máy bay áp dụng từ 1/4 và đề xuất phương án cho phép Vietnam Airlines được phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa.
Theo Vietnam Airlines, phương án sửa đổi quy định về giá trần sẽ khả thi và kịp thời hơn trong bối cảnh mức giá trần khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không quy định tại Thông tư 17 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải đã không còn phù hợp với tình hình đường bay nội địa hiện nay.
“Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ hành khách không có nghĩa là các hãng hàng không tăng giá vé bất hợp lý, mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt đồng thời bù đắp chi phí tăng thêm do giá dầu tăng", hãng này phân tích.
Bên cạnh đó, khi được điều chỉnh giá trần, hãng hàng không sẽ có điều kiện cải thiện chất lượng dịch vụ tương xứng với giá vé cho đối tượng khách có khả năng chi trả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như đảm bảo các quy định về giá bán hiện hành.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, việc giá nhiên liệu bay Jet A1 trung bình đầu tháng 3/2022 đạt trên 130 USD/thùng đang khiến chi phí nhiên liệu của Vietnam Airlines tăng mạnh.
Nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí ước tính của Vietnam Airlines sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng; nếu lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm đến 9.120 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022.
Nguồn: [Link nguồn]
Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sáng nay tiếp tục giảm mạnh.