Doanh nghiệp có giá cổ phiếu tăng sốc hơn 30 lần chỉ có 8 nhân viên

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường chứng khoán suốt hơn 2 tháng qua đã liên tục giảm sâu, sắc đỏ bao trùm diện rộng trên hầu hết các nhóm cổ phiếu, tuy nhiên vẫn có cổ phiếu hiếm hoi giữ giá sau khi tăng sốc tới hơn 30 lần.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6, chỉ số VN-Index giảm 3,20 điểm, tương đương giảm 0,27% xuống 1.169,27 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 4,77 điểm, tương đương tăng 1,80% lên 269,39 điểm.

Với đà giảm thảm hại như trên, không ít cổ phiếu nóng một thời hiện đã về mức giá của một cốc trà đá. Thế nhưng, cũng cổ phiếu hiếm hoi vẫn giữ mức giá, ngay cả sau sau khi tăng sốc trước đó như VLA của công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang.

Cổ phiếu VLA của công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang tăng nóng từ đầu năm 2022

Cổ phiếu VLA của công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang tăng nóng từ đầu năm 2022

Kể từ khi lên sàn HNX năm 2011, hơn 10 năm cổ phiếu này đều dao động từ 2.000-6000 đồng, trừ giai đoạn 2018 vươn lên mức 10.000 đồng.

Thế nhưng từ tháng 10/2021, đặc biệt từ đầu năm 2022 đến nay cổ phiếu VLA bất ngờ tăng mạnh với tỷ lệ tăng 160% chỉ trong hơn 4 tháng đầu năm. Đặc biệt chỉ trong tháng 1/2022 VLA đã tăng hơn gấp 3 lần, từ vùng giá 28.300 đồng/cổ phiếu lên 88.500 đồng/cổ phiếu. Hiện tại VLA đang duy trì giao dịch quanh mức 61.000 đồng/cổ phiếu.

Cú tăng sốc giá cổ phiếu của công ty công nghệ Văn Lang cũng phản ánh cho kết quả kinh doanh bất ngờ của doanh nghiệp này. Quý 1 năm 2022 công ty này đạt 15,297 tỷ doanh thu trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 250 triệu đồng. Giải trình về con số chênh lệch, công ty này cho biết doanh thu quý vừa rồi tăng 15,046 tỷ đồng, tương đương 6.100% do có thêm doanh thu đào tạo online, chiếm tới 98% tổng doanh thu.

Về lợi nhuận trong quý I, công ty công nghệ Văn Lang đạt 5,32 tỷ đồng, tăng 8,018 tỷ đồng (quý 1 năm 2020 lỗ 2,697 tỷ đồng). Nguyên nhân được giải trình là trong quý vừa qua VLA đẩy mạnh mảng đào tạo online - là hoạt động có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.

Ngoài ra trong quý I công ty này còn ghi nhận khoản lãi 4,1 tỷ đồng liên quan đến các khoản đầu tư chứng khoán.

Kết quả kinh doanh của CTCP đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang bắt đầu tăng đột biến kể từ quý IV năm 2021. Doanh thu cũng đạt mức 12,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cán mốc đỉnh 10,6 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang được thành lập năm 2007, hiện công ty này có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Trên trang web, Văn Lang cho biết mình là đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mục tiêu phổ biến, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại tập đoàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Điều đáng nói, theo báo cáo tài chính năm 2021 cho thấy công ty công nghệ này vận hành chỉ với 8 nhân viên.

Các công ty chứng khoán cho rằng thời điểm này rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao

Các công ty chứng khoán cho rằng thời điểm này rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao

Nhận định về phiên giao dịch ngày 23/6, các công ty chứng khoán cho rằng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC thì thị trường vẫn lưỡng lự khi gặp ngưỡng hỗ trợ cũ quanh 1.160-1.180

“Phiên giao dịch ngày 22/6 tiếp tục cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khi gặp ngưỡng hỗ trợ cũ quanh vùng 1160-1180. Nếu mất ngưỡng hỗ trợ này, mô hình hai đáy sẽ bị phá vỡ khả năng VN-Index sẽ lùi tiếp về vùng 1100" – BSC lưu ý.

Tương tự, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS đưa ra nhận định, còn quá sớm để cho rằng sóng điều chỉnh hiện tại đã kết thúc

Theo SHS, phiên thứ hai liên tiếp, thị trường kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ quanh 1.160 điểm tương ứng với đáy tháng 5/2022 và bật lên từ đây để thu hẹp mức giảm. Tuy vậy, mẫu hình nến hôm nay cho thấy là tuy bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt nhưng thắng lợi cuối cùng vẫn thuộc về bên bán.

Trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đang trong sóng điều chỉnh sau khi đánh mất ngưỡng tâm lý 1.300 điểm trong phiên 10/6 và theo lý thuyết, mục tiêu đầu tiên của sóng điều chỉnh hiện tại quanh ngưỡng 1.130 điểm. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của thị trường quanh ngưỡng 1.160 điểm đã được kiểm tra thành công trong hai phiên liên tiếp để mở ra khả năng hồi phục trở lại trong thời gian tới. Tuy vậy, còn quá sớm để cho rằng sóng điều chỉnh hiện tại đã kết thúc.

“Sau bốn phiên giảm điểm liên tiếp thì định giá của thị trường tiếp tục trở nên hấp dẫn hơn với P/E chỉ khoảng 12,5 lần trên cả hai chỉ số VN-Index và VN30. Nếu xét đến triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm 2022 với mức tăng GDP được dự báo trên 6%, cũng như tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên sàn dự kiến có thể đạt trên 20% trong năm nay theo như đánh giá của nhiều bên thì P/E Forward của cả thị trường cho năm nay chỉ khoảng 10-10,5 lần (so với mức 15-17 lần của trung bình 5 năm cũng như 10 năm gần nhất), thực sự hấp dẫn cho những nhà đầu tư dài hạn có thể mua vào" – SHS nhận định.

Dù đã nộp 2.100 tỷ đồng vào tài khoản, vì sao Tân Hoàng Minh chưa thể chi trả khách hàng?

Tính đến ngày 22/6, số tiền tập đoàn nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) - C03 mở tại Kho bạc Nhà nước là 2.100 tỷ đồng, vượt 20% so với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN