Điện thoại Việt sắp "tung hoành" tại Mỹ
Thị trường vừa có một phiên giao dịch nhiều cảm xúc với việc VN-Index bị giằng co giữa lằn ranh xanh - đỏ.
Chốt phiên giao dịch 15/10, VN-Index quay đầu tăng 2,58 điểm (0,27%) lên mốc 942,76 điểm. HNX-Index tăng 2,17 điểm (1,58%) lên mốc 139,66 điểm. Upcom-Index tăng 0,35 điểm (0,55%) lên mốc 63,48 điểm.
VN-Index quay đầu tăng 2,58 điểm (0,27%) lên mốc 942,76 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với hơn 11,3 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 599,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Toàn phiên có 254 mã tăng giá và 44 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại cũng có tới 341 mã giảm giá cùng 24 mã giảm sàn.
Nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt bứt phá bất ngờ vào phiên chiều khiến VN-Index đảo chiều vào cuối phiên. Trong đó, VIC đóng vai trò là trụ đỡ chính. Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ của các cổ phiếu trụ cột như PNJ, HPG, ACB, KDC, SHB... nên các chỉ số đều duy trì được sắc xanh nhẹ.
Ở chiều ngược lại, VHM, BID, GVR tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index lần lượt 0,9; 0,7 và 0,16 điểm.
VIC mang lại cho VN-Index hơn 2,45 điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng vai trò là trụ đỡ của thị trường khi đứng top đầu những mã cổ phiếu tác động tích cực nhất. Cụ thể, VIC mang lại cho VN-Index hơn 2,45 điểm. Chốt phiên, VIC tăng tới 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,63%) lên mốc 97.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt khá với hơn 1,35 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Hiện cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng đang tăng khá tốt với mức tăng hơn 4,73% chỉ qua 1 tháng. Nếu tính qua mốc quý thì mức tăng tốt hơn với 6,79%.
Doanh nghiệp của tỷ phú Vượng đang sản xuất điện thoại cho một nhà mạng lớn tại Mỹ
Liên quan tới hoạt động của Vingroup (VIC), mới đây, một lãnh đạo của VinSmart đã tiết lộ hiện công ty đang sản xuất điện thoại cho một nhà mạng lớn tại Mỹ, tuy nhiên, hãng chỉ nghiên cứu, sản xuất - đóng vai trò là một OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). Lô hàng đầu tiên đã xuất khẩu đi Mỹ cách đây một tháng.
Được biết, hợp đồng này được VinSmart ký gần một năm trước. Lô hàng gồm 4 dòng điện thoại khác nhau, đều hỗ trợ kết nối 4G. Số lượng đặt hàng cụ thể tùy thuộc vào từng giai đoạn, nhưng dự kiến khoảng 1,5 đến 2 triệu chiếc. Theo thỏa thuận bảo mật, VinSmart không được tiết lộ tên đối tác và các model nào do công ty này sản xuất.
Hãng công nghệ Việt coi việc nghiên cứu sản xuất linh kiện, sản xuất OEM là một mảng kinh doanh chính và được đầu tư nhiều không kém việc phát triển thương hiệu riêng.
VinSmart mới bắt đầu tự chủ hoàn toàn việc sản xuất điện thoại khoảng một năm trở lại đây.
VinSmart đã có nhà máy sản xuất điện thoại, thiết bị IoT và các sản phẩm thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với công suất kỳ vọng là 125 triệu thiết bị các loại mỗi năm.
Thương hiệu smartphone Việt này đã có mặt tại ba nước: Nga, Myanmar và Tây Ban Nha (quê hương của BQ - công ty điện thoại được VinSmart mua lại 51% cổ phần). Công ty cũng kỳ vọng sẽ bán dòng Aris 5G tại Mỹ năm tới.
Lực kéo của nhiều “ông lớn” giúp thị trường có phiên bật mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]