"Đế chế" của gia đình doanh nhân Cường đô la ngày càng suy yếu

Thị trường rung lắc dữ dội, áp lực bán đè nặng lên các cổ phiếu "ông lớn" khiến VN-Index giảm điểm.

Kết phiên giao dịch 12/8, VN-Index giảm 4,74 điểm (0,35%) còn 1.353,05 điểm, HNX-Index giảm nhẹ 0,03% về 334,33 điểm. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%) xuống 91,98 điểm.

VN-Index giảm 4,74 điểm (0,35%) còn 1.353,05 điểm.

VN-Index giảm 4,74 điểm (0,35%) còn 1.353,05 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh với tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.700 tỷ đồng

Lực bán dâng cao vào cuối phiên chủ yếu vào các mã vốn hóa lớn như MSN, HPG, MWG, VCB và FPT. Theo đó, VN30-Index đóng cửa giảm 10,85 điểm (0,73%) còn 1.477,06 điểm.

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng gây áp lực giảm điểm lớn nhất lên chỉ số với mức đóng góp giảm 2,6 điểm, kế đó là nhóm chứng khoán, thép, dầu khí cùng các dòng cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua như cảng biển, phân bón.

Nhiều cổ phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của dòng tiền và kết phiên trong sắc tím trần như TLG, DPG, VMD, SZC, HTN, RIC, DAH, HBC, CII, FCn....

Cổ phiếu vật liệu xây dựng và bất động sản cũng giữ được đà tăng khá tốt trong phiên hôm nay.

Chốt phiên QCG tăng 2,19% lên mốc 7.000 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên QCG tăng 2,19% lên mốc 7.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu QCG là một trong những mã bất động sản có đà tăng khá tốt trong phiên hôm nay. Chốt phiên QCG tăng 2,19% lên mốc 7.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện cổ phiếu nhà gia đình doanh nhân Nguyễn Quốc Cường đang trên đà tăng. Tính chung qua 1 tuần mã này đã tăng 3,4% giá trị. Mức tăng tính theo tháng còn cao hơn với gần 16,1% giá trị.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, báo cáo tài chính quý II năm nay của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho thấy sau đà phục hồi kết quả kinh doanh năm 2020, doanh nghiệp bất động sản phố núi này lại rơi vào giai đoạn suy giảm hoạt động khi doanh số bất động sản lao dốc.

Cụ thể, tính riêng quý II, công ty gia đình ông Nguyễn Quốc Cường chỉ ghi nhận gần 204 tỷ đồng doanh thu thuần, thấp hơn 78% so với cùng kỳ năm trước. Thay đổi này tương đương mức giảm ròng hơn 740 tỷ đồng trong giai đoạn tháng 4-6 vừa qua.

 Công ty gia đình ông Nguyễn Quốc Cường đang suy yếu.

 Công ty gia đình ông Nguyễn Quốc Cường đang suy yếu.

Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu thuần công ty lao dốc do lượng căn hộ bàn giao trong quý hạn chế khiến số thu từ kinh doanh bất động sản giảm tới 80%, chỉ mang về 182 tỷ đồng quý này, trong khi cùng kỳ mang về 934 tỷ.

Đà suy giảm của doanh thu cũng kéo theo lợi nhuận gộp của Quốc Cường Gia Lai trong quý gần nhất giảm một nửa so với cùng kỳ, đạt 44 tỷ đồng.

Do không còn nguồn thu lớn từ chuyển nhượng vốn góp, doanh thu hoạt động tài chính quý gần nhất của công ty đã giảm 96%, đạt chưa tới 1 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) vẫn ở mức trên 10 tỷ.

Doanh nghiệp bất động sản phố núi này phải đối mặt với quý suy giảm lợi nhuận thứ 3 liên tiếp với chỉ 8,6 tỷ đồng sau thuế, thấp hơn 17% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong 6 quý gần nhất của Quốc Cường Gia Lai.

Tính chung nửa đầu năm nay, hoạt động của nhà phát triển bất động sản này cũng ghi nhận xu hướng tương tự quý II, khi doanh thu thuần giảm 46% và lợi nhuận ròng giảm 32% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 550 tỷ và 28 tỷ đồng.

Đây cũng là mức lợi nhuận bán niên thấp nhất mà Quốc Cường Gia Lai ghi nhận được kể từ năm 2015 đến nay.

Tính đến cuối tháng 6, doanh nghiệp bất động sản phố núi này có tổng tài sản hơn 9.900 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, 72% tổng tài sản của công ty này là hàng tồn kho, bao gồm bất động sản dở dang đang xây dựng.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty tài chính tiêu dùng làm ăn thế nào trong mùa dịch Covid-19?

Từng được xem là “gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng, nhưng tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN