Đánh đâu thắng đó, đại gia 8x tiếp tục “đổ” tiền về đâu?
Thị trường "tím lịm", dòng tiền vẫn cuồn cuộn đổ về và VN-Index tiếp tục bứt phá tới hơn 13 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/1, VN-Index tăng 1,16% tương ứng hơn 13 điểm lên 1156,5 điểm và HNX-Index bứt phá mạnh hơn, tăng 2,15% tương ứng 4,55 điểm lên 216,23 điểm. Upcom-Index cũng tăng 0,75% lên mốc 75,38 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức cao với giá trị giao dịch đạt hơn 20,7 nghìn tỷ đồng.
VN-Index tăng 1,16% tương ứng hơn 13 điểm lên 1156,5 điểm
Đáng chú ý, phiên hôm nay ghi nhận tới 113 cổ phiếu tăng trần cùng 410 mã cổ phiếu tăng giá. Trong khi đó cũng chỉ có 281 mã giảm điểm.
VCB, TCB và NVL là những mã đóng góp nhiều nhất cho thị trường với lần lượt 2; 1,36 và 1,29 điểm.
Đà tăng của nhóm ngân hàng vẫn tiếp diễn nhưng điều đáng nói là phiên hôm nay đã có sự góp sức của khá nhiều ngân hàng ít được nhà đầu tư mua/bán cổ phiếu như KLB, SGB...
Ngành dầu khí gây bất ngờ với 3 cái tên nổi tiếng trở nên nổi tiếng hơn: PVD dư mua trần hơn 300 nghìn cổ phiếu; PVS tăng mạnh 5,2% và BSR tăng 4,8%.
Cổ phiếu ngành vận tải biển bứt phá mạnh mẽ. Phiên hôm nay nhiều cái tên tăng trần như MVN, VNA, TCO, VOS, HAH...
GEX tăng 0,43% giá trị lên mốc 23.350 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu GEX tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư với khối lượng khớp lệnh khá lớn. Toàn phiên có hơn 7,3 triệu cổ phiếu GEX được khớp lệnh. Theo tính toán, trung bình trong 5 phiên trở lại đây, trung bình mỗi ngày có gần 8 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư mua bán trao tay.
Chốt phiên giao dịch hôm nay, GEX tăng 0,43% giá trị lên mốc 23.350 đồng/cổ phiếu. Hiện mã này đang tăng tới hơn 12,8% giá trị khi tính qua 1 tháng. Tuy nhiên, nếu tính theo mốc quý thì GEX lại đang mất đi gần 1,5% giá trị.
Cố phiếu GEX của CTCP Thiết bị điện Việt Nam Gelex thời gian gần đây luôn được nhà tư đánh giá cao và đặt trong "tầm ngắm" bởi những kế hoạch đầu tư, mua bán sáp nhập của ông chủ Nguyễn Văn Tuấn.
Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn sở hữu 100% vốn điều lệ tại Hạ tầng Gelex.
Mới đây, CTCP Hạ tầng Gelex, công ty 100% vốn của Gelex đã mua lại thành công 3,4 triệu cổ phiếu HJS, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 16,23%.
Như vậy, CTCP Hạ tầng Gelex đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Thủy điện Nậm Mu thông qua việc mua hơn 3,4 triệu cổ phiếu HJS, nâng tổng tỷ lệ nắm giữ lên 16,23%. Trước đó, Hạ tầng Gelex chưa sở hữu cổ phiếu HJS nào.
Tính đến đầu năm 2021, cơ cấu cổ đông của Thủy điện Nậm Mu gồm 51% của CTCP Sông Đà 9, 9,8% của ông Võ Anh Linh, thành viên Hội đồng quản trị của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Mã: GEX) và Hạ tầng Gelex nắm 16,23%.
Nói thêm về Hạ tầng Gelex, theo thông tin công bố, công ty này là được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 2.700 tỷ đồng và do Gelex sở hữu 100% vốn điều lệ.
Theo định hướng của Gelex, Hạ Tầng Gelex chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và hạ tầng. Trong đó, công ty này đã hoàn thành đầu tư vào ba dự án nguồn phát điện với tổng công suất 122 MW gồm Thủy điện Canan 1,2; Thủy điện Sông Bung; Trang trại điện Mặt trời Ninh Thuận.
Ngoài ra, 5 dự án điện gió với tổng công suất 140 MW của công ty này đang được đầu tư tại Quảng Trị sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Bên cạnh đó, Hạ tầng Gelex cũng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch, một bộ phận quan trọng khác trong nhóm hạ tầng thiết yếu.
Đáng chú ý, Hạ tầng Gelex đang sở hữu 60,46% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà, đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt sông Đà cho Hà Nội.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây đều là những người đàn bà giỏi giang và đầy quyền lực.