Đại gia trẻ tuổi "mạnh tay" đổ tiền để nắm quyền chi phối ông lớn ngành xây dựng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường bứt phá mạnh ở ngay phiên đầu tuần nhờ động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechips.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 5,6 điểm (0,63%) lên 894,57 điểm; HNX-Index tăng 0,97% lên 127,43 điểm và UPCom-Index tăng 0,5% lên 59,39 điểm. 

VN-Index tăng 5,6 điểm (0,63%) lên 894,57 điểm

VN-Index tăng 5,6 điểm (0,63%) lên 894,57 điểm

Thanh khoản thị trường ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 7.500 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng hơn 450 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung vào các Bluechips như HPG, VHM, GEX, VNM…

Nhóm Bluechips BVH, FPT, HPG, MSN, VIC, VCB, VRE, PNJ…cùng các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, MBB, STB, VCB, VPB…tiếp tục là động lực chính giúp thị trường bứt phá.

Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm vốn hóa lớn mà có sự lan tỏa khá tốt ra nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí, hàng không…

Trong nhóm bán lẻ, PNJ, FRT có phiên tăng điểm tích cực, ngược lại MWG đóng cửa giảm 400 đồng xuống 93.000 đồng.

Các cổ phiếu vật liệu xây dựng như PLC, KSB, HPG, HSG, HT1, BCC…cũng tăng khá tốt, trong đó HSG đóng cửa tăng trần lên 12.700 đồng.

Nhóm viễn thông, công nghệ (ICT) cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như FPT, CMG, FOC, ICT hay các cổ phiếu "họ Viettel" VGI, CTR, VTK.

Chốt phiên GEX tăng 0,2% lên mốc 25.300 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên GEX tăng 0,2% lên mốc 25.300 đồng/cổ phiếu.

Một trong những cổ phiếu đáng chú ý trong phiên hôm nay là GEX với khối lượng giao dịch "khủng". Toàn phiên có hơn 10,3 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị vốn hóa tương đương hơn 262 tỷ đồng. Cuối phiên vẫn dư mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu và dư bán hơn 148 nghìn cổ phiếu.

Chốt phiên GEX tăng 0,2% lên mốc 25.300 đồng/cổ phiếu. Hiện mã cổ phiếu này đang tăng mạnh với mức tăng hơn 22,5% chỉ tính qua 1 tháng. Còn qua mốc quý, cổ phiếu này tăng phi mã với mức tăng hơn 51%.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) vừa quyết định tăng giá chào mua công khai cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera từ gần 17,700 đồng/cổ phiếu lên 21,500 đồng/cổ phiếu.

Ông Nguyễn Văn Tuấn quyết định chi thêm tiền để gom mua cổ phiếu Viglacera.

Ông Nguyễn Văn Tuấn quyết định chi thêm tiền để gom mua cổ phiếu Viglacera.

Quyết định này được ký bởi ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex). Việc tăng giá được áp dụng với tất cả cổ đông của Viglacera, kể cả những người đã đăng ký bán cổ phiếu cho Gelex trước đó.

Cuối tháng 8, Gelex chào mua 21,19% cổ phiếu đang lưu hành của Viglacera. Thời gian dự kiến từ 26/8 đến 25/9. Gelex dự kiến sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện thương vụ này. Trong trường hợp cổ phiếu đăng ký bán ít hơn số lượng chào mua, doanh nghiệp này cam kết mua toàn bộ số đó.

Mức giá ban đầu được Gelex tính theo giá tham chiếu bình quân của VGC trong 60 ngày, cụ thể là 17.692 đồng. Tính theo giá này, Gelex phải chi ít nhất 1.680 tỷ đồng để gom toàn bộ cổ phiếu đăng ký. Con số này tăng lên 2.040 tỷ đồng nếu tính theo giá mới vừa công bố.

Gelex đang sở hữu gần 112 triệu cổ phiếu, tương đương 24,96% cổ phiếu Viglacera đang lưu hành. Trong đó, doanh nghiệp này trực tiếp nắm giữ 5,54% và gián tiếp thông qua công ty con nắm giữ 19,43%. Nếu giao dịch chào mua thành công, Gelex sẽ nâng sở hữu lên 46,15%, tương ứng gần 207 triệu cổ phiếu.

Ban lãnh đạo Gelex cho biết, mục tiêu chào mua là để nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư dài hạn, đồng thời khẳng định không có ý định thay đổi lớn về hoạt động kinh doanh của Viglacera.

Tại phiên họp thường niên cuối tháng 6, ông Tuấn nhấn mạnh, việc chi phối Viglacera là nhiệm vụ hàng đầu trong năm nay. Việc này cũng nằm trong chiến lược phát triển mảng bất động sản khu công nghiệp bởi doanh nghiệp đánh giá thời điểm này là cơ hội để hưởng lợi dòng vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Nếu hoàn tất việc thâu tóm, Gelex đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 19.600 tỷ và 975 tỷ đồng. Nếu không thực hiện được trong năm nay, doanh thu và lợi nhuận còn 17.500 tỷ và 735 tỷ đồng.

Cổ phiếu VGC đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 21.700 đồng. Từ cuối tháng 8 đến nay, thanh khoản cổ phiếu tăng đột biến khi nhiều phiên xuất hiện các lệnh thoả thuận lớn. Riêng phiên 11/9 có gần 11,4 triệu cổ phiếu được sang tay bằng phương thức thoả thuận và hơn 340.000 cổ phiếu đổi chủ bằng phương thức khớp lệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

BIDV đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ liên quan đến ”bông hồng vàng” Phú Yên

Giá chào bán khởi điểm cho khoản nợ liên quan đến bông hồng vàng Phú Yên giảm khoảng 400 tỷ đồng so với mức giá cao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN