Covid-19 trở lại, "ông lớn" hàng không Việt Nam sẽ bán đi 9 tàu bay thay vì 3 chiếc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sự hưng phấn trên thị trường tiếp tục kéo dài với phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp cùng thanh khoản tăng ở mức khá.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,23 điểm (tương đương 1,24%) lên mốc 837,8 điểm. HNX-Index tăng 1,52 điểm (tương đương 1,35%) lên mốc 114,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,17 điểm (tương đương 0,3%) lên mốc 56,06 điểm.

VN-Index tăng 10,23 điểm (tương đương 1,24%) lên mốc 837,8 điểm.

VN-Index tăng 10,23 điểm (tương đương 1,24%) lên mốc 837,8 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường tăng khá tốt với tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 6,2 nghìn tỷ đồng. 

Số mã tăng tiếp tục áp đảo thị trường với 469 mã tăng giá đối nghịch với 176 mã giảm điểm.

Trong phiên này, BID, HPG và SAB là những mã tác động tích cực nhất tới thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 0,98; 0,9 và 0,89 điểm. VIC là mã cổ phiếu mang lại tác động xấu nhất khi lấy đi của thị trường 0,94 điểm.

Có thể thấy qua những phiên giao dịch gần đây thông tin từ dịch Covid-19 dường như không có tác động nhiều tới tâm lý nhà đầu tư. Nhất là ở những mã cổ phiếu đã từng "lao đao" vì dịch bệnh như ngành hàng không.

HVN tăng tới 4,12 điểm (tương đương 950 đồng) lên mốc 24.000 đồng/cổ phiếu.

HVN tăng tới 4,12 điểm (tương đương 950 đồng) lên mốc 24.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cũng tăng điểm khá tốt 3 phiên liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, HVN tăng tới 4,12 điểm (tương đương 950 đồng) lên mốc 24.000 đồng/cổ phiếu.

Khối lượng giao dịch HVN toàn phiên cũng tương đối với hơn 925 nghìn cổ phiếu khớp lệnh. Tính chung qua 1 tuần mã này đã tăng 4,35% giá trị.

Dù tác động của dịch Covid-19 tới thị trường chứng khoán không mạnh mẽ như đợt trước đây nhưng nó vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của hãng bay lớn nhất Việt nam.

Vietnam Airlines dự kiến bán 9 chiếc tàu bay A321 CEO sản xuất trong năm 2007-2008

Vietnam Airlines dự kiến bán 9 chiếc tàu bay A321 CEO sản xuất trong năm 2007-2008

Cụ thể, Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất ở mức 40.586 tỷ đồng, tương đương 40.5% với thực hiện năm 2019, trong khi dự báo lỗ 15.177 tỷ đồng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu – chi phí của hoạt động bán 2 tàu A321 giao tháng 6 không thành công và 6 tàu A321 dự kiến bán cuối năm 2020.

Một chi tiết đáng chú ý là số liệu kế hoạch kinh doanh năm 2020 được tính dựa trên phương án được vay 12.000 tỷ đồng của Chính phủ với thời hạn 3 năm và Tổng công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu năm 2020.

Sau nửa đầu năm 2020, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần đạt 24.808 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ ròng 6.534 tỷ đồng. Vấn đề đáng ngại nhất của Vietnam Airlines là dòng tiền ngày càng thâm hụt, trong khi nợ vay ngày càng tăng. 6 tháng đầu năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 5.371 tỷ đồng.

Cũng đáng lưu tâm là kế hoạch bán tàu bay của hãng hàng không quốc gia trong năm 2020. Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến bán 9 chiếc tàu bay A321 CEO sản xuất trong năm 2007-2008, nhiều hơn 3 chiếc so với kế hoạch đã được Ủy ban Quản lý Vốn thông qua trước đó. 

”Ông trùm” xăng dầu Việt Nam kiếm nhiều tiền nhưng vẫn lỗ

Dù chịu đựng sức ép giá dầu thế giới giảm, dịch bệnh, nhưng ông trùm xăng dầu hàng đầu Việt Nam Petrolimex vẫn đang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN